Ở “chảo lửa” Gia Lai: Cựu chiến binh giỏi làm ăn, hiến đất làm NTM

20:38 | 25/07/2019

DNTH: Không chỉ giỏi làm ăn, những cựu chiến binh ở huyện Krông Pa (nơi được mệnh danh là “chảo lửa” của tỉnh Gia Lai) còn tích cực làm đường, nạo vét kênh mương, hiến đất xây trường… cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.

Không chỉ giỏi làm ăn, những cựu chiến binh ở huyện Krông Pa (nơi được mệnh danh là “chảo lửa” của tỉnh Gia Lai) còn tích cực làm đường, nạo vét kênh mương, hiến đất xây trường… cùng địa phương xây dựng nông thôn mới.

Ngoài sở hữu 4ha điều, 2ha bạch đàn, hàng nghìn con gà được thả trên diện tích 1ha, ông Nguyễn Đình Long (59 tuổi, thôn Mê Linh, xã Chư Đrăng) còn mở xưởng sửa chữa ôtô và máy nông nghiệp. Là Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh thôn, ông Long tích cực truyền đạt cho hội viên những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, tính toán cách làm ăn…

Còn ông Vũ Văn Thiệp (56 tuổi, buôn Dù, xã Ia Mlah) bắt đầu làm ăn với đồng vốn vay ngân hàng vào năm 2009, đến nay đã có 5ha đất trồng mì, thuốc lá, mè... và kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng.

o “chao lua” gia lai: cuu chien binh gioi lam an, hien dat lam ntm hinh anh 1

Ông Vũ Văn Thiệp bên vườn bưởi da xanh. Ảnh: K.N

Không chỉ giỏi làm ăn, các cựu chiến binh vùng “chảo lửa” Krông Pa còn tích cực hiến đất xây trường, tham gia xóa đói giảm nghèo, xóa nhà dột nát cho người nghèo… Thấy các cháu mẫu giáo phải học nhờ tại điểm Trường Tiểu học số 2 của xã, cựu chiến binh Bùi Văn Vương (thôn Hưng Phú, xã Chư Đrăng) không ngần ngại hiến hơn 300m2 đất để xây trường học.

“Địa phương cần đất xây trường, mình có đất thì mình hiến thôi, muốn xây dựng nông thôn mới trường lớp phải khang trang” - ông Vương cho biết.

Ông Phạm Văn Bằng - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Krông Pa cho hay: “Mặc dù hội viên đa số đã lớn tuổi, nhưng các cấp hội cựu chiến binh trên địa bàn huyện luôn làm nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước. Tính từ năm 2014 đến nay, Hội Cựu chiến binh huyện đã vận động hội viên và nhân dân tu sửa 12km đường giao thông nông thôn, nạo vét 15km mương thủy lợi, hiến hơn 3.000m2 đất, tham gia 1.500 ngày công để làm 1,8km đường bêtông, đóng góp cùng với địa phương 651 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới... Những việc làm ý nghĩa này đã góp phần cùng địa phương từng bước hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới”.

Theo Dân việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN