Ở trại trâu bò thịt lớn nhất miền Bắc, thu hoạch phân đã có nửa tỷ
20:56 | 30/05/2019
DNTH: Đến thăm trang trại bò thịt lớn nhất miền Bắc của Công ty CP Giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159 (Hoà Bình), Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đại diện các ban ngành và lãnh đạo tỉnh Thái Bình không ngớt khen ngợi. Dù trang trại nuôi tới vài nghìn con trâu bò nhưng không hề có mùi hôi thối, con nào cũng béo khỏe…
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, chăn nuôi đại gia súc sẽ là một trong những xu hướng chủ đạo của ngành chăn nuôi trong 10 năm tới, nhất là trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi ở nhiều địa phương và sự mất cân đối trong sản xuất thực phẩm.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo tỉnh Thái Bình, Hoà Bình thăm trang trại nuôi trâu và bò thịt của Công ty CP T&T 159. (ảnh: Minh Huệ)
Giá thành chỉ còn 30.000-35.000 đồng/kg
Trang trại bò giống chất lượng cao và trại bò nuôi lấy thịt này nằm trong dự án Khu liên hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi từ phế phụ phẩm nông nghiệp và Trại sản xuất Bò giống chất lượng cao, tại xã Yên Mông, TP.Hoà Bình. Trang trại có diện tích gần 30ha, quy mô chăn nuôi 1.200 con bò giống, 3.800 con bê, bò và trâu nuôi vỗ béo, phân thành nhiều khu khác nhau như khu nuôi vỗ béo, khu bò giống, khu vỗ béo trâu, khu phối trộn thức ăn, khu chế biến phân bón...
Ông Hà Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP T&T 159 cho biết, với tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 và đang nuôi 900 con bò thịt, 500 con bò Wagyu giống (giống bò đã làm nên thương hiệu thịt bò Kobe Nhật Bản nổi tiếng thế giới), 500 bò lai sinh sản và hàng nghìn con trâu.
Tuy nhiên đây chỉ là vùng "lõi" của dự án, ngoài ra công ty còn hình thành chuỗi liên kết với 1.000 hộ dân tham gia cung cấp phế phụ phẩm trong nông nghiệp và trồng cỏ làm nguyên liệu, đồng thời liên kết trong chăn nuôi bò sinh sản và bò nuôi lấy thịt.
Trao đổi với phóng viên, ông Thắng cho biết: “Hiện trang trại của chúng tôi tận thu toàn bộ chất thải từ con bò, gần như không phải vứt bỏ thứ gì. Trung bình 1 ngày, con bò ăn khoảng 30kg thức ăn thô xanh, 40 lít nước, thải ra khoảng 20kg phân và 30 lít nước tiểu. Đây là nguồn phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng, nhất là phục vụ trồng cỏ. Chúng tôi vẫn nói vui, từ lúc bò sinh ra đến khi bán mất khoảng 24 tháng, nhưng phân bò thì ngày nào cũng được thu. Theo đó mỗi ngày trang trại sản xuất khoảng 100 tấn phân bón hữu cơ vi sinh, tương ứng giá trị 300 – 500 triệu đồng”.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Nguyễn Hồng Diên (giữa) xem khu vực chế biến thức ăn cho trâu bò từ lõi bắp ngô. Ảnh: M.H
"Về lâu dài chăn nuôi đại gia súc sẽ trở thành hướng chủ đạo, thay đổi cục diện chiến lược ngành chăn nuôi của Việt Nam”. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường |
Theo ông Thắng, nếu không chủ động được thức ăn, không tận dụng được phế phụ phẩm thì giá thành 1kg thịt bò có thể từ 80.000 – 100.000 đồng, nhưng chăn nuôi khép kín thì giá thành giảm chỉ còn khoảng 30.000 – 35.000 đồng/kg.
Được biết, trung bình mỗi tháng trang trại vùng lõi của Công ty T&T cung cấp cho thị trường khoảng 800 con trâu bò thương phẩm.
Cơ hội cải tổ chăn nuôi
Trao đổi trong chuyến thăm Công ty CP Giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Dịch tả lợn châu Phi sẽ còn âm ỉ một thời gian khá dài, vì vậy hiện nay chúng ta không có chủ trương tăng đàn lợn mà phải có trách nhiệm nghĩ đến sinh kế mới cho bà con nông dân, đồng thời đây cũng là cơ hội cải tổ ngành chăn nuôi. Vì lý do này mà các lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Thái Bình đã mời đại diện cả 8 huyện cùng đi tham quan trang trại chăn nuôi trâu bò công nghệ cao của Hòa Bình để học tập kinh nghiệm”.
Bộ trưởng cho hay: “Thái Bình có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc do có diện tích đất bãi lớn, có thể trồng ngô, trồng cỏ làm thức ăn cho trâu bò; tỉnh có diện tích trồng lúa lớn, có thể tận dụng làm thức ăn cho trâu bò. Chúng tôi sẽ cùng tỉnh Thái Bình xây dựng dự án phát triển chăn nuôi gia súc, làm sao thu hút được những doanh nghiệp nòng cốt tham gia”.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường trao đổi với ông Nguyễn Hồng Diên - Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình (thứ 2 từ trái sang) về lợi ích của đệm lót sinh học làm từ vỏ cây keo, thân cây ngô, rơm rạ... Ảnh: M.H
Để chuyển từ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, vốn ít sang chăn nuôi trâu bò có quy mô vốn lớn, theo Bộ trưởng, sẽ cần đầu tư kinh phí khuyến nông để mở nhiều lớp hướng dẫn kỹ thuật cho bà con; đào tạo lực lượng cán bộ đáp ứng với nhu cầu sản xuất mới, mời các doanh nghiệp và đặc biệt là thu hút tín dụng vào cuộc.
“Chăn nuôi trâu bò đòi hỏi vốn cao, tuy chúng ta rất mong muốn có một đối tượng sản xuất mới nhưng phải hết sức chắc chắn và chặt chẽ, không thể biến việc này thành một nguy cơ rủi ro khác, nhất là sản xuất không có liên kết, dẫn đến dịch bệnh, đầu ra khó khăn… Muốn làm được phải có sự quyết tâm của địa phương, sự vào cuộc của Bộ, vừa thích ứng với dịch tả lợn Châu Phi...” - Bộ trưởng Cường nói.
“Làm gì cũng có rủi ro, quan trọng là chúng ta lường trước những rủi ro đó, xác định đối tượng sản xuất gì thì cũng phải nhìn vào thị trường và phải có chuỗi liên kết giữa người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp, một sự cộng tác chặt chẽ của hệ thống chính quyền địa phương. Chúng tôi tin tưởng với thành công trong tái cơ cấu thời gian qua, cộng với trí sáng tạo của người nông dân, doanh nghiệp Việt Nam và sự vào cuộc ráo riết của chính quyền các cấp, chúng ta sẽ từng bước khắc phục những tồn tại” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), tổng đàn gia súc ăn cỏ của cả nước hiện khoảng 2,4 triệu con, trong đó, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc có tổng đàn lớn nhất, xấp xỉ 1,4 triệu con. Trong 3 năm qua, tổng đàn trâu của cả nước giảm nhẹ 1,89%, tổng đàn bò tăng trung bình 2,75%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của đàn bò lai là 4,27%/năm; tốc độ tăng trưởng sản lượng thịt bò là 4,11%/năm. |
Theo Dân Việt
Cùng chuyên mục
- Tags:
- phân bón hữu cơ vi sinh /
- đệm lót sinh học /
- nuôi trâu bò Hòa Bình /
- chăn nuôi đại gia súc /
- Bí thư tỉnh ủy Thái Bình /
- Công ty CP T&T 159 /
- trang trại bò thịt lớn nhất miền Bắc /
- Nuôi trâu bò khép kín /
- dịch tả lợn châu Phi /
- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên
DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.
Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...
Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...
Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản
DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.
Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam
DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...
Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử
DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...