Nâng tầm sản phẩm OCOP:

OCOP Hà Giang - diện mạo mới cho kinh tế nông thôn

16:34 | 22/11/2020

DNTH: Các sản phẩm OCOP Hà Giang đã và đang tạo ra một diện mạo mới trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn tại địa phương, không ngừng gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ.

Hà Giang là tỉnh có nhiều tiểu vùng khí hậu, có điều kiện thuận lợi để phát triển các sản phẩm thế mạnh như: cam sành, chè shan tuyết, mật ong bạc hà, gạo Già Dui, dược liệu,…

Trước đây, khi chưa có chương trình OCOP, những sản phẩm này chưa được các địa phương chú trọng, sản xuất nhỏ lẻ, chưa xây dựng được thương hiệu, nhãn mác và thị trường tiêu thụ.

Sau 2 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, Hà Giang đã đánh giá, phân hạng được 120 sản phẩm, trong đó có 118 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 đến 4 sao, hai sản phẩm OCOP cấp quốc gia đạt 5 sao.

OCOP Hà Giang - diện mạo mới cho kinh tế nông thôn
OCOP Hà Giang tạo diện mạo mới cho kinh tế nông thôn

Ông Đỗ Tấn Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh cho biết, chương trình OCOP đã mang lại tư duy mới cho các chủ thể sản xuất, các doanh nghiệp và hợp tác xã, từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất quy mô, theo quy trình kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Do đó, chất lượng các sản phẩm ngày càng được nâng lên rõ rệt.

Các sản phẩm OCOP đã và đang tạo ra một diện mạo mới trong phát triển kinh tế khu vực nông thôn, không ngừng gia tăng giá trị các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ, góp phần nâng cao đời sống của người dân.

Mới đây, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, tỉnh Hà Giang đã tổ chức Triển lãm các thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và trưng bày giới thiệu sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Hà Giang tại Quảng trường 26/3 thành phố Hà Giang.

Với quy mô 14 gian hàng trưng bày, quảng bá 10 nhóm ngành hàng tiêu biểu và 1 không gian giới thiệu, tôn vinh các thành tựu phát triển của Hà Giang giai đoạn 2015 – 2020..., triển lãm đã thu hút được đông đảo nhân dân và du khách tới thăm quan, mua sắm. Sự kiện này góp phần khẳng định thế mạnh của nông nghiệp Hà Giang thể hiện bằng chính những sản phẩm OCOP đẹp về mẫu mã, chất lượng cao.

Có thể kể tới một số đặc sản như: Sản phẩm bạch trà của HTX Chế biến chè Phìn Hồ (huyện Hoàng Su Phì); lạp sườn và thịt treo gác bếp lợn đen vùng cao của HTX Hải Khang (huyện Bắc Quang); rượu ngô Chí Sán của HTX Dịch vụ nông nghiệp Tả Lủng (huyện Mèo Vạc); chè chất lượng cao Minh Quang của HTX Minh Quang (huyện Quang Bình); tinh bột nghệ vàng của HTX Dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Ngọc Sơn (huyện Bắc Mê)… Đặc biệt, Trà xanh và Hồng trà của HTX Chế biến chè Phìn Hồ đang được gửi hồ sơ lên Hội đồng cấp Quốc gia đề xuất xếp hạng 5 sao.Hiện, Hà Giang có 7 sản phẩm được cấp chỉ dẫn địa lý; đánh giá, phân hạng 82 sản phẩm đạt 3 sao, 36 sản phẩm đạt 4 sao và 2 sản phẩm đạt 5 sao đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.

Linh Anh

Theo THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN