PC Điện Biên xác định xóa bản trắng về điện là ưu tiên số 1
17:42 | 21/11/2023
DNTH: Đưa điện về bản ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa tỉnh Điện Biên luôn là một trong những khó khăn, thách thức của chính quyền địa phương cũng như ngành Điện. Khó vì cần nguồn vốn lớn, trong khi ngân sách tỉnh rất eo hẹp, việc thi công kéo điện ở miền núi, địa hình phức tạp đòi hỏi chi phí lớn, bà con lại sinh sống rải rác trên địa bàn rộng.
Ở những nơi địa đầu Tổ quốc, khu vực vùng sâu, vùng xa, việc phát triển điện lưới hết sức vất vả bởi địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất nghèo nàn và lạc hậu. Nhưng với sự nỗ lực của ngành Điện, đặc biệt là sự đoàn kết của tập thể CBCNV Điện lực Điện Biên, nhiều dự án đưa lưới điện về vùng sâu, vùng xa, biên giới đã được chính quyền địa phương và Công ty Điện lực Điện Biên thực hiện. Điện lưới Quốc gia đã và đang có mặt ở những bản làng heo hút nhất, với mong ước cải thiện đời sống kinh tế của người dân, tạo động lực cho phát triển kinh tế.
Hiện tỉnh Điện Biên đang triển khai Dự án cấp điện nông thôn giai đoạn 2021-2025, với quy mô dự án xây dựng hệ thống lưới điện cấp điện cho hơn 9.000 hộ dân thuộc 181 thôn, bản trên địa bàn 8 huyện (Điện Biên, Tủa Chùa, Mường Ảng, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Nhé, Mường Chà và Nậm Pồ) bao gồm xây dựng mới 570km đường dây trung áp; 175 trạm biến áp (với tổng công suất 9.435 kVA); 264km đường dây hạ áp.
Lưới điện nông thôn ngày càng mở rộng, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống vật chất cũng như văn hóa, tinh thần cho nhân dân các dân tộc; góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Cuối năm 2022, người dân sống tại hai bản Hô Củng và Huổi Anh, những bản vùng sâu, vùng xa của xã Chà Tở, huyện Nậm Pồ lần đầu tiên được đón dòng điện về bản sau gần 7 thập kỷ.
Những nếp nhà của hơn 170 hộ dân nơi đây đã bừng sáng trong ánh điện. Từ khi có điện lưới quốc gia về bản, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Có điện, người dân được tiếp cận với văn hóa, thông tin, học hỏi kinh nghiệm sản xuất qua các phương tiện thông tin đại chúng, nắm bắt rõ được các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước.
Anh Giàng A Lử, Trưởng bản Hô Củng, phấn khởi chia sẻ bà con trong bản đều mong chờ có ánh điện sáng để phục vụ sản xuất cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Đến cuối năm 2022, bản Hô Củng mới được đón lưới điện với sự hào hứng, phấn khởi của tất cả bà con trong bản. Từ nay, con em trong bản không phải học dưới ánh đèn dầu.
Theo ông Lường Văn Toán, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Chà Tở, cho biết việc đưa điện lưới quốc gia về bản Hô Củng và Huổi Anh, những địa bàn đặc biệt khó khăn của xã Chà Tở thể hiện rõ những nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương và Ngành điện.
Trước đây xã Chà Tở chỉ có một trạm biến áp cấp điện cho trung tâm xã và các hộ xung quanh. Đến tháng 10/2023, xã đã có 90% dân được sử dụng điện lưới Quốc gia, từ đó đời sống của bà con Nhân dân được nâng cao, góp phần thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo trong toàn xã.
Huyện Nậm Pồ thành lập năm 2013. Lúc mới thành lập, toàn huyện chỉ có 55/121 thôn, bản có điện; 8/15 xã có điện. Trong 10 năm qua, nhiều dự án đưa điện về vùng sâu, vùng xa đã được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện.
Đến tháng 10/2023, toàn huyện đã có 100/121 thôn, bản có điện; 15/15 xã có điện đến trung tâm xã. Lưới điện ngày càng được phát triển mở rộng, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân các dân tộc ở địa phương, xóa đói giảm nghèo và tạo tiền đề cho việc thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Nậm Pồ Hạng Nhè Ly cho biết, hiện toàn huyện còn 21 thôn, bản chưa có điện. Huyện Nậm Pồ sẽ nỗ lực cùng Ngành điện để xóa hết bản trắng điện lưới, giúp bà con phát triển Kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Điện Biên Đông cũng là một trong những huyện nghèo của cả nước. Huyện được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Điện Biên đến nay gần 20 năm. Khi mới thành lập, hệ thống lưới điện chỉ mới phục vụ khu vực trung tâm huyện lỵ và một số xã lân cận.
Trong quá trình phát triển, hệ thống lưới điện dần được đưa về các xã, bản vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, giai đoạn từ năm 2021, huyện Ðiện Biên Đông đã ưu tiên các nguồn vốn để triển khai dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia, với tổng mức đầu tư lên tới gần 88 tỷ đồng, số trạm biến áp mới được lắp đặt là 25 trạm, xóa được 25 bản trắng về điện, cấp điện mới cho hơn 1.300 hộ dân.
Ngày 15/11/2023 Điện lực Điện Biên Đông đóng 02 TBA ao cá công suất 50kVA, Tồng Sớ công suất 50kVA thuộc xã Pú Hồng với tổng chiều dài gần 3,2km đường dây 35kV, 1,5km đường dây 0,4kV cấp điện mới cho 82 khách hàng với tổng mức vốn 5,2 tỷ đồng. Được đóng điện trước thềm năm mới, 82 hộ dân xã Pú Hồng rất phấn khởi, vui mừng. Người lớn, trẻ con ai cũng háo hức chờ giây phút được đóng điện. Từ nay bản làng được thắp sáng, cuộc sống sinh hoạt của gia đình được cải thiện và đặc biệt, trẻ em có điện sáng để học bài. Đến nay, tất cả 14/14 xã trong huyện đều có điện lưới Quốc gia. Toàn huyện hiện còn hơn 20 bản chưa có điện.

Ông Lê Văn Tùng, Giám đốc Điện lực Điện Biên Đông cho biết, “Được chứng kiến các em học sinh học bài dưới ánh điện, chúng tôi đều tin tưởng một cuộc sống tươi sáng hơn đang chờ các em ở phía trước. Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, chúng tôi chú trọng các phong trào an sinh xã hội, nhân đạo trên địa bàn như xây dựng quỹ khuyến học, quỹ vì người nghèo, thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... và luôn được cán bộ, công nhân, viên chức đơn vị tự giác tham gia. Việc đưa điện lưới Quốc gia về các xã, bản đã giải quyết được các vấn đề về phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.”
Chính quyền huyện Điện Biên Đông cũng xác định từ nay đến hết năm 2025, tập trung các nguồn lực phối hợp với Ngành điện để giải quyết hoàn toàn các bản chưa có điện. Mục tiêu của Điện Biên Đông xác định xóa bản trắng về điện là ưu tiên số 1.
Đưa điện về bản ở nơi có địa hình hiểm trở ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa tỉnh Điện Biên là một trong những khó khăn, thách thức của chính quyền địa phương cũng như Ngành điện. Khó vì cần nguồn vốn lớn, trong khi ngân sách tỉnh rất eo hẹp, việc thi công kéo điện ở miền núi, địa hình phức tạp đòi hỏi chi phí lớn, bà con lại sinh sống rải rác trên địa bàn rộng.
Mặc dù vậy, những năm qua, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và Công ty Điện lực Điện Biên đã nỗ lực đưa lưới điện về tận những thôn, bản khó khăn nhất. Từ đó, những ngôi nhà mới nhanh chóng được xây dựng thay thế cho những ngôi nhà lụp xụp trên những sườn đồi.
Phó Giám đốc Công ty Điện lực Điện Biên Nguyễn Thế Hùng cho biết, tính đến hết tháng 9/2023, số hộ dân trong tỉnh Điện Biên được dùng điện lưới quốc gia gần 130.000/139.000 hộ, đạt tỷ lệ 93%; trong đó khu vực nông thôn hơn 103.000 hộ có điện, đạt tỷ lệ 91,37%.
Đến nay, toàn tỉnh Điện Biên vẫn còn gần 200 thôn, bản chưa có điện lưới quốc gia, đây là những vùng đặc biệt khó khăn; hơn 10.000 hộ dân chưa được sử dụng điện. Công ty Điện lực Điện Biên đang nỗ lực cùng với chính quyền địa phương và các ban, ngành, tổ chức xã hội đưa điện đến các điểm bản vùng sâu, vùng xa để phục vụ Nhân dân, giúp bà con nâng cao đời sống tinh thần và phát triển kinh tế của địa phương.
Việc đầu tư thực hiện điện khí hóa nông thôn những năm qua đã thay đổi đáng kể tình hình cung cấp điện về vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Từ chương trình hiện đại hóa lưới điện nông thôn với những nỗ lực của Ngành điện và cấp ủy, chính quyền địa phương đã giúp cho hàng nghìn hộ dân vùng sâu, vùng xa, biên giới tỉnh Điện Biên có điện thắp sáng, nguồn điện ổn định, chất lượng, an toàn qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, phát triển Kinh tế - xã hội.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng
DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...