Phát huy tiềm năng du lịch nông nghiệp ĐBSCL

10:39 | 04/10/2018

DNTH: Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT&DL), Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương (Bộ NN-PTNT) kết hợp cùng UBND tỉnh An Giang vừa tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp khu vực ĐBSCL”.

10-52-39_nh_1_-_khch_ty_thm_qun_du_lich_mu_nuoc_noi_o_n_ging
Du khách tham quan du lịch miệt vườn mùa nước nổi ở An Giang

Ông Nguyễn Đạo Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch cho biết, trong xu thế phát triển hiện nay, liên kết hình thành chuỗi giá trị giữa nông nghiệp và du lịch là hết sức quan trọng, đem lại nhiều giá trị tích cực, đặc biệt là vấn đề tạo sinh kế, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần gìn giữ được nghề nông nghiệp truyền thống, duy trì sản vật địa phương...

"Du lịch và nông nghiệp phát triển cùng hướng tới giá trị bền vững cùng chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia, đặc biệt là người nông dân. Các dịch vụ phục vụ khách tại các làng quê, với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng địa phương (cung cấp dịch vụ homestay, hướng dẫn, trình diễn, cung cấp dịch vụ, hàng hóa, nông sản tiêu thụ tại chỗ) sẽ đem lại thu nhập, giúp người dân gắn bó với quê hương", ông Dũng nói.

ĐBSCL là một trong 7 vùng du lịch trọng điểm của du lịch Việt Nam. Với ưu thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú của hệ sinh thái vùng hạ lưu sông Mê Kông, kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử cộng đồng đã tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo.

Trong đó, các hệ thống các sản phẩm du lịch đặc thù gắn với hệ sinh thái miệt vườn, sông nước đã trở thành sản phẩm chủ đạo. Ngoài ra mạng lưới sông ngòi kênh rạch dày đặc nên du lịch trải nghiệm cuộc sống trên sông nước bằng ghe, tàu cũng rất hấp dẫn du khách.

Tại hội thảo, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận, đánh giá thực trạng, xu hướng phát triển cũng như đưa ra các đề xuất, giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong khai thác du lịch nông nghiệp ĐBSCL. Hội thảo tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, là nơi giới thiệu các mô hình du lịch nông nghiệp thành công có tính sáng tạo.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới TƯ cho biết: Những năm gần đây, du lịch ĐBSCL có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã triển khai các quy hoạch, chính sách phát triển du lịch. Một trong những hướng khai thác mới mà nhiều địa phương trong khu vực đẩy mạnh triển khai là du lịch nông nghiệp.

Bên cạnh các hoạt động du lịch truyền thống với các tour “Miệt vườn sông nước Cửu Long”, “Miền Tây mùa nước nổi”, “Khám phá đất phương Nam”, “Ẩm thực khẩn hoang”... một số mô hình được đầu tư nhằm khai thác đồng thời hoạt động SX nông nghiệp và phục vụ du lịch.

10-52-39_nh_3_-_du_lich_miet_vuon_song_nuoc
Du khách trải nghiệm du lịch nông nghiệp

Theo Tổng cục Du lịch, năm 2017 ĐBSCL đã đón tiếp trên 20 triệu lượt khách tăng trung bình 9%/năm. Mặc dù lượng khách đến khu vực có sự tăng trưởng nhưng lượng khách lưu trú tại khu vực rất thấp (hơn 2 triệu khách lưu trú trong tổng số 20 triệu lượt khách). Mức chi tiêu của du khách còn thấp hợn so với chi tiêu bình quân của khách du lịch Việt Nam.

Ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch khẳng định: Những năm trở lại đây, du lịch phát triển mạnh mẽ nhưng tập trung chủ yếu ở những vùng ven biển, đô thị lớn có điều kiện kinh tế - xã hội, đầu tư hạ tầng phát triển. Đầu tư du lịch chủ yếu gắn với đầu tư bất động sản du lịch, đầu tư du lịch gắn với nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.

Việc quy hoạch không gian SX nông nghiệp có quy mô lớn để đảm bảo thu hút đầu tư phục vụ du lịch gặp nhiều khó khăn do hoạt động sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún… Nhiều hộ SX nông nghiệp ở ĐBSCL có quy mô vừa và nhỏ, nên việc đầu tư phát triển du lịch gặp khó khăn nếu không có chiến lược phát triển và chính sách hỗ trợ phù hợp.

"Ngoài hoạt động SX nông nghiệp, để khai thác du lịch cần phải đầu tư để tạo dựng cảnh quan, xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, thu hút lao động, bồi dưỡng thuyết minh, hướng dẫn viên... Và việc đầu tư cũng cần thời gian lâu dài", ông Chung khẳng định.
 
 
 
LÊ HOÀNG VŨ
Báo NN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN