Phát huy tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Tây Nguyên

16:02 | 30/10/2024

DNTH: Ngày 30/10, tại Khách sạn Mường Thanh, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) diễn ra Hội nghị xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn khu vực Tây Nguyên.

Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối với UBND 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức; Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai là đơn vị thực hiện.

Phát huy tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Tây Nguyên 1
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Minh Vỹ.
Phát huy tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Tây Nguyên 4
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai tham gia hội nghị. Ảnh: Minh Vỹ.

Nhiều tiềm năng lớn

Tại hội nghị, 5 tỉnh Tây Nguyên đã giới thiệu tiềm năng, lợi thế, địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển Tây Nguyên nhanh, toàn diện và bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là nhiệm vụ xuyên suốt, trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển của các địa phương trong vùng và cả nước.

Vùng Tây Nguyên có trên 5 triệu ha đất nông nghiệp với khí hậu thuận lợi cho cây công nghiệp, cây lâu năm và cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng chủ lực như cà phê trên 668.000ha, cao su trên 228.000ha, hồ tiêu 77.000ha, sầu riêng 75.000ha, chanh leo 6.700ha. Tây Nguyên cũng có lợi thế về chăn nuôi với trên 4 triệu con gia súc, 30 triệu con gia cầm…

Phát huy tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Tây Nguyên 5
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum trưng bày tại hội nghị. Ảnh: Minh Vỹ.

Tây Nguyên đã có những bước tiến vượt bậc sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa IX. Quy mô kinh tế vùng tăng trưởng nhanh chóng, năm 2020 đạt khoảng 287.000 tỷ đồng, gấp 14 lần so với năm 2002. Tiếp nối thành công đó, năm 2023, năm đầu tiên các tỉnh Tây Nguyên triển khai thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng, khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Gia Lai thích hợp phát triển nông nghiệp quy mô lớn

Riêng Gia Lai, diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 1.551.013,4 ha, đứng thứ 2 cả nước. Diện tích đất nông nghiệp hơn 837 ngàn ha, hơn 714 ngàn ha đất lâm nghiệp, là tỉnh có diện tích đất đai màu mỡ, rộng lớn khí hậu ôn hòa, rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp với quy mô lớn.

Phát huy tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Tây Nguyên 6
Đại biểu trình bày tham luận tại hội nghị. Ảnh: Minh Vỹ.

Đến nay, toàn tỉnh Gia Lai có 56.091,7 ha diện tích cây trồng ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; ứng dụng cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất ngày càng được quan tâm; toàn tỉnh đã có 255.668,4 ha cây trồng được sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic…

Tỉnh Gia Lai hiện có 311 sản phẩm OCOP (47 sản phẩm 4 sao và 264 sản phẩm 3 sao) với 161 chủ thể, có 04 sản phẩm đã đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia và một sản phẩm tiềm năng 5 sao đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị đánh giá.

Đến nay tỉnh Gia Lai thu hút được 295 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó: 38 dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt, 208 dự án thuộc lĩnh vực chăn nuôi và 37 dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp; có 693 nhãn hiệu hàng hóa nông sản đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, 9 nhãn hiệu, thương hiệu hỗn hợp, 3 chỉ dẫn địa lý.

Các sản phẩm chủ lực trên địa bàn tỉnh như: cao su 84.418 ha, sản lượng mũ 79.314 tấn; cà phê 105.840 ha, sản lượng 315.318 tấn; điều 39.800 ha, sản lượng 34.648 tấn; chè 571 ha, năng suất 78,3 tạ/ha, sản lượng 4.371 tấn; hồ tiêu 7.775 ha, sản lượng 23.391 tấn; hiện có hơn 1.600 ha dược liệu (quy hoạch 20.000 ha).

Phát huy tiềm năng và lợi thế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Tây Nguyên 7
Sầu riêng, loại cây thế mạnh mang lại giá trị kinh tế cao tại Gia Lai và Tây Nguyên. Ảnh: Minh Vỹ.

Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh tương đối lớn so với các địa phương khác của cả nước với đàn bò 480.420 con đứng thứ 2 cả nước; đàn lợn 818.800 con; đàn gia cầm trên 7,5 triệu con và vẫn còn nhiều dư địa phát triển ngành chăn nuôi bền vững. Đây là điểm mạnh thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài nước.

Gia Lai còn có quỹ đất lớn để phát triển rừng trồng, rừng nguyên liệu giấy, có tiềm năng, lợi thế để phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, kết hợp du lịch sinh thái... Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn và chất lượng cao.

Với những thế mạnh về nông nghiệp, Gia Lai có đầy đủ tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Nhân dịp này, UBND các tỉnh đã trao 6 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các doanh nghiệp; 2 biên bản thỏa thuận nghiên cứu khảo sát giữa các Sở Nông nghiệp và PTNT và doanh nghiệp, 2 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hợp tác xã và doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN