Phát triển kinh tế nông thôn gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp

08:13 | 07/05/2024

DNTH: Chiều 6/5, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với tỉnh Trà Vinh về tình hình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Lê Minh Hoan biểu dương những kết quả tỉnh Trà Vinh đạt được trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 9/9 đơn vị cấp huyện trong tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; tỉnh đang phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong năm nay.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, xây dựng nông thôn mới là chương trình thực hiện xuyên suốt, không có điểm dừng. Vì vậy, Trà Vinh cần tập trung các giải pháp nâng cao đời sống cho người dân nông thôn, nhất là đồng bào Khmer ở địa phương. Tỉnh chú trọng phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong cộng đồng dân cư, để người dân thật sự hài lòng với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Địa phương cần có những sáng kiến, sáng tạo trong xây dựng nông thôn mới để tạo giá trị gia tăng, bền vững trong sản xuất cho người dân nông thôn.

Ngành chức năng tỉnh Trà Vinh cần định hướng người dân sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; vận động khuyến khích nông dân tham gia hợp tác xã để sản xuất tập trung; tăng cường các hoạt động tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã từ đơn dịch vụ sang đa dịch vụ để tạo giá trị gia tăng.

Tỉnh Trà Vinh cũng cần quan tâm vai trò của khuyến nông, khuyến nông cộng đồng để thực hiện tốt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.

Chú thích ảnh
Quang cảnh buổi làm việc.

Đối với những kiến nghị của tỉnh, đoàn công tác ghi nhận, sẽ nghiên cứu, tổng hợp để trình Chính phủ xem xét trong thời gian tới.

Trà Vinh  có nền kinh tế chủ lực là sản xuất nông nghiệp, với diện tích gieo trồng cây hàng năm t.rên 256.000 ha (năm 2023), tổng sản lượng đạt gần 2,7 triệu tấn; trong đó, 203.364 ha lúa với sản lượng trên 1,1 triệu tấn. Tỉnh có tổng đàn vật nuôi gần 274.000 con lợn, 227.570 con bò, đàn gia cầm 5,36 triệu con; tổng diện tích nuôi thủy sản trên 60.000 ha trong năm 2023.

Toàn tỉnh có 123 hợp tác xã nông nghiệp và một liên hiệp hợp tác xã lúa gạo, vốn điều lệ hơn 114 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 600 lao động. Trà Vinh hiện có 291 sản phẩm OCOP, trong đó, 3 sản phẩm đạt 5 sao (cấp Quốc gia), 42 sản phẩm 4 sao. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tăng hiệu quả trên cùng một đơn vị sản xuất, từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh chuyển đổi gần 8.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và nuôi thủy sản.

Thời gian qua, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm nông nghiệp, tăng thủy sản theo đúng định hướng, hình thành một số vùng sản xuất tập trung các sản phẩm chủ lực của tỉnh; diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao ngày càng được mở rộng, tạo sự đột phá để tăng năng suất, chất lượng nông sản trong quá trình thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp; xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu, cách làm hay giúp tăng cao giá trị, như mô hình nuôi tôm công nghệ cao, hợp tác xã liên kết tiêu thụ nông sản cho thành viên, giải quyết việc làm nông dân trong vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số; các mô hình sáng xanh sạch đẹp; du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP, du lịch cộng đồng, du lịch xanh...

Việc chuyển đổi từ đất lúa, vườn tạp và đất trồng mía kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao, kết hợp với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên điện tích đất sử dụng và nâng cao mức thu nhập của người dân nông thôn.

Tại buổi làm việc,  Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn cho biết, Trà Vinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, nhiều tuyến đê sông, đê biển do ảnh hưởng của triều cường bị sạt lở cần khẩn cấp khắc phục để đảm bảo tính mạng, tài sản và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nguồn lực của tỉnh còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu, vì vậy tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ vốn cho Trà Vinh khắc phục thiên tai.

Chú thích ảnh
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn phát biểu tại buổi làm việc.

Tỉnh mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cầu nối cho tỉnh, giới thiệu doanh nghiệp đến Trà Vinh đầu tư nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch (lúa gạo, trái cây, thuỷ sản,…) vì hiện tại Trà Vinh có rất ít doanh nghiệp lớn đầu tư trong lĩnh vực chế biến.Trà Vinh cũng kiến nghị Bộ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, giảm tỷ lệ ở nội dung 8 “Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, đạt từ 90% trở lên” tại Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Tại Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, UBND tỉnh Trà Vinh kiến nghị nâng mức hỗ trợ; đồng thời sửa đổi, giảm thời gian liên kết tối thiểu bởi theo quy định hiện nay quá dài (3 năm hoặc 5 năm tùy sản phẩm) rất khó thực hiện do thị trường đầu ra của hầu hết các nông sản không ổn định, giá cả thay đổi theo mùa, theo vụ.  Trong khi nông dân và các tổ chức sản xuất ưa chuộng phương thức hợp đồng bán sản phẩm theo giá thị trường hoặc ngắn hạn (1-2 vụ).

Tỉnh cũng kiến nghị Trung ương cho triển khai các khai Dự án 7, 8, 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trên địa bàn 59 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời sớm ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hợp tác xã năm 2023 để các bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện, Trà Vinh có cơ sở triển khai trên địa bàn.

Sáng cùng ngày, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi khảo sát thực tế một số mô hình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, như: Hợp tác xã nông nghiệp Phú Mỹ Châu (xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành), Hợp tác xã nông nghiệp Long Hiệp (xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú), Cơ sở thủ công mỹ nghệ Trì Cảnh (Làng nghề Tiểu thủ công nghiệp xã Hàm Giang, huyện Trà Cú); khảo sát Khu du lịch nông thôn Nhà Cổ (xã Đại An, huyện Trà Cú). Đoàn cũng đến thăm và tặng quà chùa Phật giáo Nam tông Khmer Xoài Xiêm Mới (xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú).

Theo TTXVN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

XEM THÊM TIN