Phát triển thạch đen từ 4 đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10:04 | 27/09/2021

DNTH: Thạch đen được trồng chủ yếu ở các nước Đông Á, tập trung chính ở Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Trong đó, thạch đen ở Việt Nam được đánh giá cao, không chỉ dùng như một món ăn thanh nhiệt, giải độc, mà còn được sử dụng như một loại dược liệu có tác dụng hạ cholesterol trong máu, chống lão hóa, hỗ trợ điều trị tiểu đường, huyết áp cao.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ NN&PTNT. Ảnh: Bảo Thắng.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ NN&PTNT. Ảnh: Bảo Thắng.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tin tưởng vào tiềm năng, dư địa phát triển, cũng như giá trị xuất khẩu của cây thạch đen tại tỉnh Lạng Sơn trong những năm tới.

Thạch đen khô. Ảnh: Văn Giang.
Thạch đen khô. Ảnh: Văn Giang.

Tại Việt Nam, cây thạch đen được trồng chủ yếu ở Cao Bằng, Lạng Sơn và rải rác ở các tỉnh Lâm Đồng, Lào Cai cũng như một số tỉnh miền núi phía Bắc khác. Đây là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân vùng núi, vùng dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng lượng sản phẩm thạch đen xuất khẩu đạt kim ngạch gần 1.4 triệu USD, và còn nhiều dư địa phát triển.

"Thạch đen của Việt Nam hầu như được canh tác theo hướng hữu cơ, rất ít và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đây là sản phẩm rất an toàn với người tiêu dùng", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị trực tuyến xúc tiến, quảng bá, kết nối tiêu thụ Thạch đen tỉnh Lạng Sơn năm 2021 sáng 25/9.

Cây sương xáo để làm thạch.
Cây sương xáo để làm thạch.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, để nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu và phát triển hết tiềm năng cây thạch đen, ngành nông nghiệp và các địa phương cần phối hợp, tập trung thực hiện 4 nội dung.

Một, là tổ chức sản xuất theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiệu quả. Ngoài ra, các vùng nguyên liệu tập trung tẩy mạnh công nghệ trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, khuyến khích hình thành các chuỗi liên kết sản xuất để tăng giá trị và quản lý tốt chất lượng sản phẩm.

Hai, tăng cường rà soát, kiểm tra các mã số vùng trồng được cấp. Bên cạnh đó, các tỉnh trồng nhiều thạch đen như Lạng Sơn, Cao Bằng cần thường xuyên tập huấn, tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật cũng như quy định trong sản xuất thạch đen.

Ba, là đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các công nghệ chế biến, bảo quản thạch đen để da dạng hóa các sản phẩm đầu ra, kéo dài thời gian bảo quản nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. 

Bốn, là hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật, nhằm đàm phán mở cửa nhiều thị trường xuất khẩu cho thạch đen. Cùng với đó, địa phương tăng cường phối hợp với các cơ quan của Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, để quảng bá và tận dụng tối đa các kênh phân phối trực tuyến.

Ngoài thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, thạch đen Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều nước khác như Thái Lan, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc… đến nay, cả nước đã có 257 mã số vùng trồng thạch đen với tổng diện tích hơn 1.000 ha, và 8 cơ sở đóng gói được phê duyệt xuất khẩu. Riêng Lạng Sơn có 121 mã số vùng trồng và 4 cơ sở đóng gói.

Với thị trường Trung Quốc, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch thạch đen vào ngày 8/12/2020. Đây được xem như tấm giấy thông hành để sản phẩm thạch đen xuất khẩu chính ngạch sang nước bạn.

Hội nghị xúc tiến, quảng bá, kết nối tiêu thụ thạch đen Lạng Sơn sáng 25/9 là hội nghị đầu tiên sau khi hai nước ký Nghị định thư, và là cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất nhập khẩu thạch đen hai nước cùng đánh giá, và đề xuất những giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến, xuất khẩu thạch đen chính ngạch trong thời gian tới.

"Thương mại nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã và đang có bước phát triển tích cực. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ hai của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN. Qua Hội nghị, hy vọng hai bên sẽ tạo điều kiện để người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số yên tâm sản xuất, ổn định sinh kế, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ thạch đen một cách bền vững", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Thông qua việc xây dựng chuỗi liên kết, giá trị cây thạch đen ở nhiều huyện của Lạng Sơn, trong đó có Tràng Định, đã tăng cả về quy mô lẫn chất lượng. Năm 2021, diện tích cây thạch đen tăng gấp 2 lần, tương đương khoảng 3.000 ha. Người dân sản xuất cũng hưởng niềm vui khi giá thu mua thạch đen tăng gấp đôi trong một năm qua, lên mức 40.000 đồng/kg.

Xem tại đây ./.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ

DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Tìm hướng đi cho sàn giao dịch nông sản

DNTH: Các sàn giao dịch nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nông dân với thị trường, giúp nâng cao giá trị nông sản và đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch. Tuy nhiên, để các sàn này hoạt động hiệu quả và thực sự...

Hà Tĩnh: ngư dân vui mừng trúng đậm hàng tấn cá trích biển

DNTH: Thời tiết thuận lợi, ngư dân vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh vui mừng trúng đậm hàng tấn cá trích, mang về nguồn thu nhập rất lớn sau mỗi chuyến đi biển.

Kiểm soát chặt dư lượng kim loại nặng và chất vàng O

DNTH: Ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng đề nghị kiểm tra, giám sát chặt các đối tượng kiểm dịch thực vật và dư lượng kim loại nặng Cadimi cùng chất vàng O trên sầu riêng.

Câu chuyện lúa gạo

DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.

Khoai tây vụ đông - phận 'con rơi'

DNTH: Tại sao miền Bắc có hàng trăm ngàn ha đất bỏ không trong vụ đông mà diện tích trồng khoai tây chế biến lại khó mở rộng dù nhu cầu nhà máy rất lớn?

XEM THÊM TIN