Phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030

07:32 | 09/11/2023

DNTH: Ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.

Công nhân may làm việc tại Công ty TNHH May mặc Dony, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN
Công nhân may làm việc tại Công ty TNHH May mặc Dony, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là đến năm 2030, năng suất lao động trở thành một động lực quan trọng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trong đó, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy liên kết vùng; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là các trụ cột chính.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 6,5%/năm, trong đó, tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 7 - 7,5%/năm; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân khu vực dịch vụ đạt 7 - 7,5%/năm.

Tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước trong giai đoạn 2023 - 2030.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Chương trình là thúc đẩy mạnh mẽ các sáng kiến tăng năng suất lao động. Cụ thể, lựa chọn một số lĩnh vực, một số địa phương thực hiện thí điểm Chương trình thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó nhân rộng ra toàn bộ nền kinh tế; nghiên cứu, đề xuất việc thành lập Ủy ban năng suất quốc gia trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm quốc tế và bảo đảm phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam; thực hiện các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm về tăng năng suất lao động. Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động về các yêu cầu, rào cản đối với cải thiện năng suất lao động và kiến nghị các giải pháp phù hợp...

Nhiệm vụ và giải pháp khác là phát triển mạnh mẽ nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Cụ thể, chú trọng lồng ghép giải pháp tăng năng suất lao động vào các chương trình, cơ chế, chính sách xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; phát triển thị trường khoa học công nghệ, khuyến khích hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số sâu rộng trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng doanh nghiệp; xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển; phát huy vai trò của Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tạo dựng Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia lấy doanh nghiệp là trung tâm...

Cùng với nhiệm vụ, giải pháp nêu trên là nhiệm vụ thúc đẩy cơ cấu lại không gian kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành. Theo đó, phát triển vùng và liên kết vùng hiệu quả. Hình thành không gian phát triển các tiểu vùng phù hợp trong từng vùng kinh tế - xã hội để kết nối phát triển, phát huy lợi thế cạnh tranh và tăng năng suất lao động ở các tiểu vùng và từng địa phương trong vùng...

Theo TTXVN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: Bài toán cần cân đối là làm sao hài hòa nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

DNTH: Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.

Bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ nghỉ hưu trước tuổi tại đơn vị sự nghiệp công lập

DNTH: Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Doanh nghiệp nhà nước phải tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Chính sách tạo động lực mạnh cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

DNTH: Chính sách hỗ trợ của nhà nước có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam.

Kiểm soát chất lượng hàng hóa: Doanh nghiệp lo ngại chi phí tuân thủ tăng cao

DNTH: Dự thảo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sửa đổi) được kỳ vọng nâng cao hiệu quả quản lý, nhưng doanh nghiệp lo ngại chi phí tuân thủ ngày càng lớn…

Bổ sung quy định mới về hưởng bảo hiểm xã hội một lần từ 1/7/2025

DNTH: Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 quy định nhiều đối tượng hưởng BHXH một lần từ 1/7/2025. Mới đây, Bộ Tư pháp thông tin dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH...

XEM THÊM TIN