‘Phu keo’ mưu sinh trên những cánh rừng
12:06 | 20/09/2022
DNTH: Để có thêm nguồn thu nhập nuôi sống gia đình, ở các huyện miền núi Hà Tĩnh người dân nơi đây vẫn ngày ngày mưu sinh bằng nghề “đập keo” thuê nặng nhọc với nhiều mối hiểm nguy rình rập.
Nắng như đổ lửa
Giữa cái nắng như đổ lửa, băng qua những đoạn đường khúc khuỷu, gập ghềnh chúng tôi tìm đến một khu rừng tràm đang độ tuổi khai thác ở xã Nam Điền (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Nơi đây đội quân “phu keo” vẫn đang lao động miệt mài mặc cho mồ hôi túa ra như tắm.
Những tiếng cười của “phu keo”, hoà trộn cùng tiếng rít máy cưa xen lẫn trong cơn gió khiến cả khu rừng nhộn nhịp. Một nhóm khoảng 10 người cùng nhau chia việc để hoàn thành nhiệm vụ. Cánh đàn ông đảm nhận việc cắt cây, bốc xếp, còn phái nũ sẽ đảm nhận vai trò bóc vỏ cây. Công việc nặng nhọc nhưng dụng cụ làm việc của họ cũng rất thô sơ, nhưng đôi bao tay, cái rựa, đôi ủng hoặc dày có bám cao rồi đeo thêm chiếc khẩu trang kín mít.

Khi những cây keo ngã xuống, ai nấy đều tự giác vào việc, người thì đi cưa cây ra thành từng khúc ngắn, người cầm rựa để phát bụi rậm, chặt cành cây nhỏ, người thì chuyển keo ra điểm tập kết, bóc tách lớp vỏ ra, chỉ trừa lại phần thân gỗ trắng bóng phía trong.
Nghe đến việc bóc vỏ cây nhiều người hình dung đây là công việc đơn giản, nhàn hạ. Song, đây lại là công việc không hề dễ dàng và nhàn hạ đặc biệt là đối với cánh chị em phụ nữ. Bởi công việc này thường xuyên đối mặt với nguy hiểm, keo thường được trồng trong các vùng đồi núi hiểm trở nên chỉ cần chút sơ suất là xảy ra tai nạn nhẹ thì vẹo vai, trầy xước, nặng thì gãy tay do bốc vác cây bị trượt chân, thậm chí có người còn bị cây đè trúng.

Tranh thủ khoảng thời gian nghỉ ít ỏi chị Nguyễn Thị Tâm (trú tại xã Nam Điền, huyện Thạch Hà) chia sẻ: “Gia đình chỉ làm mấy sào ruộng, nhưng con cái đều đang độ tuổi đến trường, chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ. Mặc dù biết nghề bóc vỏ cây này vất vả, hàng ngày phải đi làm xa, thường xuyên trèo đồi, lội suối rất vất vả nhưng bù lại công việc này cũng đưa lại nguồn thu nhập khá ổn định. Nếu làm việc chăm chỉ, mỗi tháng cũng có thể kiếm được 5 -6 triệu đồng, nên tôi cũng cố gắng để có đủ tiền trang trải cuộc sống.
Cùng nỗi niềm, Chị Nguyễn Thị Nguyệt (trú tại thôn 10, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên) là một trong những người có thâm niên 6 năm trong nghề cho biết: “Nhóm chúng tôi có khoảng 10 người, trong đó có 4-5 chị em phụ nữ đảm nhận vai trò bóc vỏ cây, vận chuyển những khúc keo nhỏ, còn nam giới phụ trách cắt cây, vận chuyển những cây lớn. Để làm công việc này chúng tôi thường phải vào rừng sâu nên khá vất vả và nguy hiểm. Cũng có nhiều chị em do không cẩn thận nên nhiều khi bị vỏ keo chọc vào mắt, hoặc bị ong đốt…là chuyện thường.
Nguồn thu đủ sống
Trời càng về trưa nắng càng gắt, cái nóng hầm hập hắt vào người, những người phu keo ai nấy mồ hôi đổ ra ướt đẫm từng tấm áo. Tuy vậy trên khuôn mặt khắc khổ ấy vẫn hiện lên những nụ cười rạng rỡ, bởi niềm vui lao động và tinh thần lạc quan vốn có của những người dân quê chân chất, mộc mạc.
Do đặc thù công việc nên tiền công của người làm ở đây sẽ được chi trả tùy theo năng lực và sức vóc mà họ bỏ ra. Cánh đàn ông sẽ được trả công cao hơn, bởi nhiều việc nặng phải đến tay họ, còn các chị em phụ nữ thu nhập thấp hơn bởi công việc bóc vỏ keo nhẹ nhàng hơn trung bình mỗi ngày họ có thể kiếm được khoảng 250 – 300.000 đồng ngoài ra còn có thêm bữa phụ như sữa, bánh, trái…
Không quản nắng mưa, ngày đêm, những cánh rừng ghi dấu những giọt mồ hôi mặn chát của người phu keo, họ theo chân những chủ mua rừng len lỏi vào các cánh rừng sâu để mưu sinh. Vừa lướt con rựa thoăn thoắt bóc những lớp vỏ keo sần sùi, để lộ những khúc gỗ keo trắng phóc, chị Nguyễn Thị Hoài (50 tuổi, trú tại xã Nam Điền, huyện Thạch Hà) cười hiền lành nói: “Tôi làm nghề bóc vỏ keo này khoảng được 9 năm nay. Công việc vất vả nhiều lúc mồ hôi đổ lộn con mắt, nhưng bù lại có thêm tiền mua thức ăn hàng ngày, con cái được đến trường tử tế chứ nhà chỉ có 4 sào ruộng, không làm thì biết lấy gì chi tiêu”.

Vừa đập vỏ keo vừa thở hổn hển, chị Bùi Thị Ngân chia sẻ: Trước chủ tính tiền theo ngày công, nhưng sau này hầu như khoán số lượng, nên mỗi tấn keo, chủ buôn sẽ trả cho người làm 300.000 – 500.000 nghìn đồng (bao gồm tiền đốn cây, bóc vỏ, vận chuyển lên xe). Như chị em phụ nữ chúng tôi chỉ bóc vỏ cây thì kiếm được khoảng 200 – 300 ngàn đồng/ngày”.
Kinh nghiệm cho thấy để tăng năng suất làm việc, khi cây vừa cắt xuống là phải bóc vỏ ngay, nếu để lâu, cây chảy hết nước sẽ khó bóc do đó năng suất làm việc sẽ giảm
Ông Nguyễn Sỹ Quý – Chủ tịch UBND xã Nam Điền (huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, địa phương có diện tích trồng cây keo khá lớn, hiện tại toàn xã có hơn 500ha. Với diện tích trồng keo khá lớn nên hàng năm đã tạo công ăn việc làm khá ổn định cho những người “phu keo”, trong đó đáng kể là đội chị em bóc vỏ cây. Dù công việc khá vất vả, nguy hiểm nhưng mang lại nguồn thu nhập khá cao cho người dân nơi đây trong thời điểm nông nhàn, nhiều gia đình cả vợ và chồng cùng gắn bó với nghề đập keo.

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển
Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn
DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng
DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
-
Người phụ nữ suýt thủng thực quản vì uống thuốc sai cách
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...