Phụ nữ đang “làm chủ” 342 hợp tác xã

15:05 | 26/07/2019

DNTH: T.Ư Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa có báo cáo về vai trò của hội viên phụ nữ các cấp trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế tập thể.

Phụ nữ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tập thể 

Theo đó, trong 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, vai trò của Hội LHPN các cấp luôn được thể hiện trên nhiều phương diện và lĩnh vựcĐại hội Phụ nữ toàn quốc Hội LHPN Việt Nam các nhiệm kỳ đều đưa ra chỉ tiêu hỗ trợ thành lập HTX.

Riêng đối với nhiệm kỳ XII, chỉ tiêu “Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, các cấp Hội phối hợp hỗ trợ thành lập 300 hợp tác xã do phụ nữ quản lý” và đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 cũng đặt ra mục tiêu “Phối hợp, hỗ trợ thành lập 1.200 tổ hợp tác/hợp tác xã do phụ nữ quản lý”. Trong đó, chú trọng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn; nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động các hợp tác xã.

Nhiều hình thức tuyên truyền về Nghị quyết số 13-NQ/TW, Luật Hợp tác xã năm 2012, Chỉ thị 19/CT-TTg, Chỉ thị 12/CT-TTg, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, ủy ban nhân dân địa phương được triển khai đến 90% cán bộ Hội LHPN các cấp và hơn 80% hội viên phụ nữ tại 63 tỉnh, TP thông qua các kênh truyền thông. Đồng thời, phối hợp phát sóng các chương trình phụ nữ khởi nghiệp từ mô hình hợp tác xã, xuất bản cẩm nang về hợp tác xã…

Điểm mới trong chỉ đạo của Hội LHPN Việt Nam trong những năm gần đây là đồng bộ nhiều nguồn lực trong nước và nguồn lực quốc tế để thí điểm xây dựng các mô hình đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn, mô hình phụ nữ khởi nghiệp và mô hình giúp phụ nữ nghèo nhằm thành lập các hợp tác xã trong nông nghiệp để tạo việc làm bền vững và thu nhập ổn định cho chị em phụ nữ.

Việc thành lập các mô hình Hợp tác xã nông nghiệp được các cấp Hội chỉ đạo gắn với việc “sản xuất thực phẩm sạch” và “tiêu dùng sạch”. Đến nay, các cấp Hội Phụ nữ hỗ trợ thành lập, quản lý mới 342 HTX với trên với 6.526 thành viên, trong đó có trên 60% là các Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn.

Nhiều mô hình Hợp tác xã đã phát triển theo hướng chăn nuôi, trồng trọt hữu cơ, đạt tiêu chuẩn VietGAP, PGS nhằm đáp ứng nhu cầu cao của thị trường về thực phẩm an toàn. Các HTX nông nghiệp do phụ nữ tham gia quản lý đã tạo việc làm ổn định cho các thành viên và một số lao động thời vụ, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu tại địa phương như mô hình Hợp tác xã chanh không hạt tại Cần Thơ; Hợp tác xã Chè Tân Hương sản xuất chè sạch, Hợp tác xã trồng cây dược liệu tại Nam Định; Hợp tác xã trồng rau theo hướng hữu cơ tại Hà Nam; Hợp tác xã trồng sả tại Hòa Bình, Hợp tác xã trồng rau an toàn tại Hà Tĩnh...

Theo Báo KTĐT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN