QNS được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024

21:47 | 08/10/2024

DNTH: Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) được tôn vinh tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam-Vietnam Digital Awards năm 2024.

Theo đó, giải pháp “Hệ thống quản lý vùng nguyên liệu, tiếp nhận, thanh toán tiền mía tại Nhà máy Đường An Khê” (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) là một trong 45 sản phẩm, giải pháp, đơn vị chuyển đổi số được vinh danh lần này. Nhà máy Đường An Khê là thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi.

QNS được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 1
Ông Võ Thành Đàng - Tổng Giám đốc Công ty vinh dự nhận Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2024. 
QNS được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 2
QNS được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024. 

QNS là đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất đường, chế biến thực phẩm và đồ uống. Trong những năm qua, Công ty tập trung mạnh mẽ việc ứng dụng chuyển đổi số trong quản trị điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là: ứng dụng công nghệ số trong quản lý vùng nguyên liệu mía từ khâu trồng – chăm sóc – tiếp nhận và thanh toán tiền mía tại Nhà máy Đường An Khê - chi nhánh Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi.

Giải pháp này đã mang lại hiệu quả kinh doanh trên nhiều mặt: thu hoạch mía đúng thời vụ, nâng cao hiệu quả chế biến, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, gia tăng lợi nhuận của Công ty.

Đại diện Nhà máy Đường An Khê cho biết, nhờ áp dụng giải pháp trên nên vụ sản xuất 2023-2024 được đánh giá là một trong những vụ sản xuất thành công nhất của Công ty trong 24 năm qua. Sản lượng mía mua và ép đạt gần 2 triệu tấn (tăng 15,3% so với vụ ép 2022-2023). Sản lượng đường nhập kho các loại đạt trên 215 nghìn tấn (tăng 12,3% so với vụ ép 2022-2023).

QNS được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 3
Nhà máy Đường An Khê tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. 
QNS được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 4
Thu hoạch mía bằng máy tại vùng nguyên liệu Nhà máy Đường An Khê. 

Ông Võ Thành Đàng – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi cho biết: “Hiện nay, Công ty đang đầu tư mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía, dự kiến đạt 40.000 ha vào niên vụ 2027 - 2028. Ước tính sau khi mở rộng, sản lượng mía hàng năm của công ty có thể đạt 2,4-2,5 triệu tấn. Với các yếu tố thuận lợi về vùng nguyên liệu và sản lượng mía, Công ty đã, đang và sẽ là nhà sản xuất đường lớn nhất Việt Nam”.

QNS được vinh danh tại Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2024 5
Nhà máy Điện sinh khối An Khê bên cạnh Nhà máy Đường An Khê. Ảnh: Minh Vỹ.

Mô tả tóm tắt Hệ thống quản lý vùng nguyên liệu, tiếp nhận – thanh toán mía tại Nhà máy Đường An Khê: Thu thập số liệu về thửa đất, địa chỉ, chủ mía, loại đầu tư, diện tích, giống mía, loại mía... In phiếu đốn mía từ Trạm nguyên liệu mía; Xác nhận bến bãi (lấy tọa độ tại vị trí ruộng mía, xác định tọa độ bến bãi, xã, trạm nguyên liệu để xác định mức hỗ trợ cước vận chuyển mía).

 Tiếp nhận mía: Tiếp nhận các thông tin về chủ mía, diện tích, giống mía, loại mía từ phiếu đốn vào hệ thống; tiến hành cân mía, lấy số liệu qua Loadcell cổng RS232 của đầu hiển thị cân 120 tấn, để lấy trọng lượng mía cần được thanh toán; sau khi cân bì xong, trừ tạp chất, in thẻ cân mía. Mía đem phân tích, nước mía được cho vào thiết bị đo Bx và Pol mía, hệ thống đọc số liệu trực tiếp từ thiết bị đo qua cổng giao tiếp RS232, lưu trữ chữ đường cho mía; in phiếu phân tích, cuối mỗi ngày in báo cáo phân tích; In phiếu thanh toán tiền mía cho chủ mía, in giấy đề nghị chuyển khoản ngân hàng; Tổng hợp thông tin từ các bộ phận tiếp nhận, cân, chữ đường để lên phiếu thanh toán tiền mía cho chủ mía.

 Kết xuất các báo cáo tình hình tiếp nhận thanh toán mía, tình hình thu nợ đầu tư hàng ngày, hàng tháng; tình hình thu mua mía theo địa phương, theo chủ mía, theo xe vận chuyển.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

XEM THÊM TIN