Quá tiếc: Nông sản xuất khẩu không có tên, mất đi một nửa giá trị

14:54 | 26/10/2018

DNTH: Trong buổi thảo luận tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước hàng năm và giữa kỳ tại kì họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, nhiều đại biểu cho rằng vấn đề đầu ra cho nông sản hiện nay rất nóng bỏng, cần tập trung khắc phục tình trạng được mùa mất giá để nông dân yên tâm sản xuất.

Trao đổi về vấn đề nông nghiệp, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ) cho biết, theo báo cáo năm 2018, công tác xuất khẩu nông sản tăng rất tốt. Năm 2017 xuất khẩu khoảng 36,5 tỷ USD. Năm 2018 dự kiến xuất khẩu khoảng 40 đến 40,5 tỷ USD. Đại biểu nhấn mạnh, điều rất đáng mừng là một số sản phẩm nông sản mới đã có thị trường xuất khẩu.


qua tiec: nong san xuat khau khong co ten, mat di mot nua gia tri hinh anh 1

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ). Ảnh: quochoi

"Xuất khẩu nông sản từ lâu nay vẫn luôn đối mặt với nhiều khó khăn, các rào cản về kỹ thuật, thuế quan của các nước nhưng kim ngạch vẫn tăng. Điều này cho thấy nỗ lực lớn của ngành nông nghiệp và của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã rất năng động, cố gắng lớn trong giải quyết các khó khăn, đẩy ngành nông nghiệp trong nước đi lên" - ĐB Phương nói.

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Phương, cái khó nhất của ngành nông nghiệp là thương hiệu nông sản. Hiện nay đến 90% nông sản xuất thô. Nhiều sản phẩm nông sản nổi tiếng của Việt Nam như cá tra, cá basa, cà phê… nhưng thương hiệu, tên tuổi đều là của nước ngoài.

Ông Phương cho rằng, nếu có thương hiệu cùng với lượng xuất khẩu đó thì giá trị có thể tăng gấp đôi và nếu cải tiến nông nghiệp công nghệ cao, tăng sản lượng với cùng một diện tích thì chắc chắn kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng lên nhiều hơn nữa.

Dẫn chứng là tại khu vực ĐBSCL hiện nay, sản xuất gạo đang chiếm 50% sản lượng gạo quốc gia, đặc biệt có tới 90% gạo xuất khẩu là từ ĐBSCL; ngoài ra vùng này còn chiếm 70% sản lượng trái cây, 40% sản lượng thủy sản khai thác và 74% giá trị và sản lượng thủy sản nuôi trồng. Với những con số này, cộng với nỗ lực tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng diện tích, tăng sản lượng nhưng giá trị thực lại không tăng thì là điều rất đáng tiếc.


qua tiec: nong san xuat khau khong co ten, mat di mot nua gia tri hinh anh 2

ĐBSCL đang dẫn đầu cả nước về xuất khẩu thuỷ sản, tuy nhiên sản phẩm chế biến sâu còn chiếm tỉ lệ thấp, vẫn chủ yếu là xuất khẩu thô. Ảnh minh hoạ: I.T

"Do đó tôi kiến nghị Chính phủ cần nhanh chóng giải quyết vấn đề này, nếu không cải thiện thì phát triển kinh tế các vùng trọng điểm nông nghiệp sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Chính phủ cũng cần có báo cáo thêm về tiến trình xây dựng các thương hiệu nông sản chủ lực đến đâu và lộ trình đến bao giờ thực hiện xong?" - ĐB Phương nêu câu hỏi.

Ngoài ra, ĐB Nguyễn Thanh Phương cũng đề nghị Chính phủ sau khi sơ kết 3 năm nên có sơ kết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội các vùng trọng điểm, vùng đặc thù để thấy được tình hình cụ thể, chính sách nào đang có tác động phát triển, chính sách nào chưa có cần bổ sung những gì...

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN