Quảng Ninh cần tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn thủy sản

15:00 | 12/05/2020

DNTH: Mặc dù chế tài xử phạt cao gấp nhiều lần so với trước đây nhưng các hành vi vi phạm quy định IUU tại Quảng Ninh vẫn diễn ra. Ngư dân vẫn sử dụng một số phương pháp khai thác có tác động tiêu cực đến nguồn lợi thủy sản.



Sử dụng lưới săm trong đánh bắt thủy hải sản - một cách khai thác tận diệt.
 

Để ngăn chặn tình trạng ngư dân sử dụng một số phương pháp, nghề khai thác có tác động tiêu cực đến nguồn lợi thuỷ sản, UBND tỉnh ban hành văn bản số 213/UBND – NLN1 về việc tăng cường thực hiện quyết định số 2418/2014/QĐ-UBND và Chỉ thị 04/CT-UBND về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.  

Theo đánh giá, việc triển khai thực hiện Quyết định số 2418/2014/QĐ-UBND ngày 22/10/2014 “về việc ban hành Quy định quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” và Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 12/2/2015 của UBND tỉnh “về việc tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, ngăn chặn việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hại và các nghề khác thuỷ sản bị cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” đã được các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh tập trung tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. 
 

Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng ngư dân sử dụng một số phương pháp, nghề khai thác có tác động tiêu cực đến nguồn lợi thuỷ sản diễn biến phức tạp như: Sử dụng thiết bị xung điện, chất nổ, hóa chất; các ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác hải sản dẫn đến nguy cơ suy giảm nguồn lợi thuỷ sản.
 

Bên cạnh đó, tình hình an ninh trật tự trong lĩnh vực khai thác thủy sản, đánh bắt thủy sản trên tuyến đường thủy nội địa phức tạp, luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn, gây mất trật tự an toàn giao thông do nhiều phương tiện nhỏ, công suất máy thấp...
 

Có thể thấy rõ nhất là tình trạng ngư dân chống đối, không hợp tác trong thực hiện, khắc phục lỗi vi phạm hành chính có chiều hướng gia tăng, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm. Mặc dù chế tài xử phạt cao gấp nhiều lần so với trước đây nhưng các hành vi vi phạm quy định IUU vẫn diễn ra, nhất là quy định chống khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
 



Ngư dân Quảng Ninh bị xử phạt vì sử dụng phương pháp khai thác thủy có tác động tiêu cực đến nguồn lợi thuỷ sản 
 

Được biết, khung xử lý vi phạm quy định chống khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản được Quảng Ninh chính thức đưa vào thực thi từ tháng 8/2019 với mức xử phạt tăng gấp nhiều lần so với trước đây. 
 

Đáng nói, ngay tháng đầu tiên sử dụng khung xử phạt, số vụ vi phạm tại Quảng Ninh lại có chiều hướng gia tăng, chỉ tính trong tháng 9/2019, tức là tháng đầu tiên xử phạt nặng đối với các vụ vi phạm và bị xử lý là 105 vụ (tăng 23,5%), với số tiền thu phạt trên 1,38 tỷ đồng (tăng 30%) so với tháng 8/2019. 
 

Ngoài ra, quá trình quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn rất khó khăn, phức tạp. Bởi phải kiểm soát thêm hoạt động khai thác thủy sản của tàu cá tỉnh khác, trong đó có một bộ phận không nhỏ thường xuyên sử dụng ngư cụ khai thác mang tính xâm hại nguồn lợi, khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn. 
 

Để triển khai thực hiện có hiệu lực, hiệu quả Luật Thủy sản, tiếp tục ngăn chặn và chấm dứt tình trạng sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện, ngư cụ bị cấm sử dụng trong khai thác thủy sản, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành và chính quyền các địa phương tập trung tuyên truyền sâu, rộng nội dung Quyết định số 2418/2014/QĐ-UBND và Chỉ thị 04/CT-UBND của UBND tỉnh đến mọi tầng lớp cán bộ, công, nông, ngư dân; các tổ chức đoàn thể, xã hội từ tỉnh đến địa phương.

Theo thuật ngữ quốc tế, IUU (Illegal, Unrepoted and Unregulated Fishing) nghĩa là hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không được quản lý. Quy định này bao gồm 3 tiêu chuẩn với những hải sản nhập khẩu vào EU.

Đầu tiên là hoạt động đánh bắt cá trái phép, nghĩa là các tàu cá đánh bắt thủy sản ở những vùng biển trái phép hoặc cấm đánh bắt. Những tàu cá không được cấp phép đánh bắt cá hay vi phạm quy định khai thác hải sản của quốc gia, quốc tế cũng bị liệt vào nhóm trên.
 

Tiếp đó, IUU quy định những hoạt động khai thác hải sản cần được báo cáo với các cơ quan chức năng nhằm tuân thủ những quy định của pháp luật trong nước lẫn quốc tế. 
 

Yếu tố cuối cùng yêu cầu các tàu đánh cá treo cờ của một quốc gia nào đó và không được khai thác quá mức, đánh bắt cá con hay tàn phá nguồn thủy sản của một khu vực.
 

Tuấn Anh

THSP

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN