Quỳ Hợp (Nghệ An): Dự án di dân khẩn cấp ở Châu Tiến đi vào giai đoạn hoàn thành

10:52 | 25/10/2021

DNTH: Khu tái định cư di dân khẩn cấp, Kèm Nang thuộc xã Châu Tiến (Quỳ Hợp) đã hoàn thiện việc xây dựng các công trình thiết yếu phục vụ cuộc sống. Hệ thống điện, đường bê tông, hệ thống thoát nước, cấp nước, cầu bắc qua suối đã sẵn sàng để người dân vào sinh sống. Khu tái định cư (TĐC) này là nơi sinh sống an toàn cho các hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở và ngập lụt. Mang ý nghĩa quan trọng trong việc an dân, ổn định sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Sáng ngày 17/10, mười hộ dân tiên phong di dời đến khu định cư mới trong năm 2021 đã tổ chức cúng động thổ để xây ngôi nhà mới. Ngay từ sáng tinh mơ các hộ dân đã có mặt tại khu tái định cư, với gà, rượu và hương đèn để cúng thổ địa, xin phép được động thổ để xây nhà mới. “Gia đình tôi dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị, chọn được ngày để làm mà cả đêm háo hức không ngủ được. Lên chỗ cao ráo thế này, gia đình an tâm, từ nay không phải lo khi mùa mưa bão tới. Ở chỗ cụ khi mưa bão tới không dám chợp mắt ngủ, sợ bị nước cuốn trôi lúc nào không biết”. Chị Hồng ở xóm Hợp Tiến, một trong 10 người tiên phong cho hay.

Ảnh 2,1 (4)
Lãnh đạo địa phương và người dân trao đổi về việc trồng hàng cây xanh tô điểm cho khu TĐC. 

Được biết đây là dự án hết sức quan trọng, có tính khẩn cấp để di dời các hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng của thiên tai ở xã Châu Tiến (Quỳ Hợp). Tuy nhiên kết thúc giai đoạn 1 của dự án, không một hộ dân nào chịu di dời đến do các công trình thiết yếu chưa được đầu tư bài bản. Đứng trước thực trạng đó, UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đã gửi tờ trình số 222/ TTr- UBND vào ngày 07/11/2016 về việc trình thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án di dân khẩn cấp như trên (giai đoạn 2) .

Ngày 31/10/2017. UBND tỉnh Nghệ An có quyết định về việc phê duyệt báo cáo kinh tế, kỹ thuật công trình: Di dân khẩn cấp ra khỏi vùng thiên tai, sạt lở đất xã Châu Tiến, Quỳ Hợp ( Nghệ An). Dự án do UBND huyện Quỳ Hợp làm chủ đầu tư, nhằm mục đích đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và xã hội để đưa các hộ dân bị ảnh hưởng của ngập lụt và sạt đất ở xã Châu Tiến.  Giúp người dân ổn định sản xuất và sinh hoạt, góp phần xóa đói giảm nghèo, tổng mức đầu tư 13.785 triệu đồng. 

Ảnh 4 (9)

Chiếc cầu đẹp nhất xã, bắc qua suối để vào khu TĐC

Đến đầu năm 2021, mọi hạng mục công trình đã hoàn thành, sẵn sàng đón người dân đến xây nhà dựng cửa và sinh sống lâu dài. Theo tài liệu được cung cấp và thông tin Pv tìm hiểu. Tổng diện tích được quy hoạch là 42.415m2, trong đó phân làm 42 lô, mỗi lô có diện tích nhỏ nhất 400m2, lớn nhất 425m2. Ngoài ra còn 10.715m2 đất dự phòng để xây dựng các công trình phụ trợ .

Các công trình hạ tầng thiết yếu phục cho bà con đã hoàn thành, với hệ thống đường bê tông dài hơn 1.181,91m, gồm trục chính từ dốc bản Pật  đến khu TĐC và tuyến nội bộ. Xây dựng đường dây điện 35kV dài 1075m, đường dây điện 0,4kV dài 618m, trạm biến áp treo 50kVA- 35/04kV. Đập cấp nước sinh hoạt được thiết kế với lưu lượng Qtk = 1,11 (l/s), bao gồm tran dâng, bể thu và lọc thô, lọc tinh. Ngoài ra còn xây dựng hệ thống ống dẫn nước tuyến chính và tuyến phụ cấp nước đến tận bể dự trữ nước các hộ gia đình. Ngoài ra để đáp ứng nhu cầu đi lại, buôn bán, giao lưu với xã, xóm, huyện, dự án đã xây dựng chiếc cầu bắc qua suối bản Pật, bằng bê tông cốt thép vĩnh cửu có tải trọng H13 - X60. 

Ảnh  5 (2)

Người dân đang trao đổi với lãnh đạo địa phương về những mong muốn khi lên khu TĐC. 

Trao đổi với chúng tôi anh Lang Văn Hanh, Chủ tịch UBND xã Châu Tiến, cho biết “Các hạng mục đã hoàn thành, giờ chỉ chờ dân dọn vào làm nhà ở,  chiếc cầu chúng ta vừa đi qua để vào khu tái định cư là chiếc cầu đẹp nhất của xã nhà. Chính quyền rất vui mừng khi khu tái định cư đã làm xong, dân bị ảnh hưởng việc ngập lụt và sạt lở đã có chỗ cao ráo, an toàn để định cư”.

Có mặt tại buổi động thổ của 10 gia đình tiên phong vào khu TĐC, các hộ sau khi cúng xong, các tốp thợ đã xắn tay vào vào đào móng. Ông Quang Văn Tuấn, cho biết “Sau các buổi họp do chính quyền địa phương tổ chức về việc di dời vào khu TĐC, tôi đã về bàn với người nhà là mình xung phong đi đầu. Ở chỗ cũ sợ lắm rồi, mỗi khi mưa bão đến cả đêm không dám ngủ. Giờ lên đây cao ráo, sạch đẹp, mình dựng nhà, dựng cửa ở lâu dài, khỏe không phải lo mưa bão”.

Cùng tâm sự với ông Tuấn, anh Nguyễn Văn Thành cho biết thêm “Lên được đến đây là sướng rồi, điện vào tận giường ngủ, nước vào tận bể sau hồi (hè), đường bê tông vào tận sân, mưa bão không lo ngập lụt, sạt lở, tính mạng được bảo đảm, yên tâm làm ăn thôi”.

Niềm vui được về nơi ở mới, cao ráo sạch đẹp hiện hữu trên khuôn mặt các hộ dân. Tuy nhiên các hộ dân nơi đây vẫn còn mong muốn về một chính sách của Đảng và Nhà nước hỗ trợ cho họ một ít kinh phí để xây dựng nhà cửa và làm vốn phát triển kinh tế.

Mang những mong muốn đó trao đổi với chủ tịch UBND xã Châu Tiến được biết “Đó cũng là băn khoăn của lãnh đạo địa phương, hầu hết các hộ dân di dời lên khu TĐC đều là hộ nghèo và cận nghèo. Việc lên đây xây nhà mà không có hỗ trợ kinh phí, thực sự rất khó cho họ. Chính quyền địa phương sẽ xem xét và trình lên cấp trên để tìm ra một giải pháp hợp lý giúp phần nào cho người dân” anh Hanh cho biết. 

                                                                                                                            

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hơn 1.000ha lúa vừa gieo sạ bị ngập úng do mưa lũ

DNTH: Quảng Ngãi Diễn biến mưa lớn dài khiến nước lũ dâng cao, gây ngập gần 60 nhà dân và ngập úng hơn 1.200ha lúa đã gieo sạ tại thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi).

Nông dân Kon Tum hướng đến làm du lịch nông nghiệp

DNTH: Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những hoạt động thiết thực đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nói chung, mô hình phát triển du lịch nông thôn nói...

Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị ở Lạng Giang

DNTH: Với nhiều cách làm sáng tạo, nỗ lực và quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tiếp tục đạt được những kết quả tích cực, từng bước chuyển mình mạnh mẽ và...

Xã Canh Nậu - Thạch Thất (Hà Nội): Mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu quảng bá và sản phẩm OCOP làng...

DNTH: Huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội có hơn 50 làng nghề truyền thống, thu hút hàng chục nghìn lao động nông thôn.

Cà phê Gia Lai vươn tầm quốc tế, L’amant Café đạt thương hiệu quốc gia

DNTH: Năm 2024 đánh dấu cột mốc quan trọng cho ngành cà phê Gia Lai khi Công ty TNHH Vĩnh Hiệp vươn lên trở thành nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên thương hiệu L’amant Café của doanh nghiệp này được công...

HAGL xóa lỗ lũy kế năm 2025, chia cổ tức năm 2026

DNTH: Nếu đi đúng kế hoạch, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) sẽ xoá được hết lỗ lũy kế từ năm 2025. Năm 2026 sẽ là điểm rơi lợi nhuận và bắt đầu chia cổ tức cho cổ đông.

XEM THÊM TIN