Sacombank, Vietcombank, ACB sẽ mạnh tay cho vay sản xuất lúa gạo

10:27 | 27/02/2019

DNTH: Các ngân hàng cam kết "3 không" trong cho vay lúa gạo, bao gồm không đặt nặng vấn đề lợi nhuận từ lãi vay, nới rộng tỷ lệ cho vay không tài sản đảm bảo không lợi nhuận từ thanh toán và mua bán ngoại tệ với các DN lúa gạo.

Tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức tại tỉnh Đồng Tháp ngày 26/2, đại diện các ngân hàng thương mại đã cam kết sẽ đẩy mạnh cho vay đối với sản xuất, kinh doanh lúa gạo.

Theo ông Nghiêm Xuân Thành - Chủ tịch HĐQT Vietcombank, toàn hệ thống Vietcombank sẽ dành khoảng 9.000 tỷ đồng để cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh lúa gạo trong năm nay. Trong đó khoảng 7.000 tỷ đồng sẽ được giải ngân cho vay trong vụ Đông Xuân 2018-2019. Chính vì vậy hiện nay nguồn vốn để cho vay lúa gạo là không thiếu.

Sacombank, Vietcombank, ACB sẽ mạnh tay cho vay sản xuất lúa gạo

Ảnh minh họa

Để chủ động hỗ trợ các DN thu mua kịp thời lúa gạo trong dân Vietcombank cam kết sẽ áp dụng "3 không" trong hoạt động cho vay lúa gạo. Theo đó, ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay 6%/năm, không đặt vấn đề lợi nhuận từ lãi vay, lợi nhuận trong hoạt động thanh toán và lợi nhuận trong mua bán ngoại tệ của các DN kinh doanh lúa gạo. Đặc biệt, ngân hàng cũng sẽ nới rộng tối đa tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo. Các DN có uy tín sẽ được áp dụng mức tín chấp 90% để thuận lợi nhất trong việc gia tăng hạn mức tiếp cận vốn.

Agribank cũng đưa ra các cam kết tương tự. Ông Trịnh Ngọc Khánh - Chủ tịch HĐTV Agribank cho biết, ngân hàng này đã chỉ đạo toàn hệ thống hoàn thiện các phương thức cho vay, tăng hiệu quả cho vay của các tổ, nhóm; cân đối nguồn vốn cho các chi nhánh ở khu vực ĐBSCL để đáp ứng đủ vốn vay cho DN, hợp tác xã và người dân.

Theo ông Khánh, hiện nay 13 chi nhánh tỉnh khu vực ĐBSCL của Agribank đang cho vay khoảng 144.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lúa gạo. Ngoài việc áp dụng mức lãi suất thống nhất là 6%/năm, ngân hàng cũng đang kết hợp nhiều chính sách ưu đãi khác để hạ thêm 0,5-1%/năm lãi suất đối với các DN lúa gạo đáp ứng được các tiêu chí về ứng dụng công nghệ cao và sản xuất nông nghiệp sạch, hoặc hỗ trợ 1-2 năm lãi suất đối với các khoản vay theo Quyết định 68/2013 của Chính phủ về giảm tổn thất sau thu hoạch. Với những ưu đãi này, nhiều DN có thể vay vốn thu mua lúa gạo với mức lãi suất từ 4,5% - 6%/năm, là mức mà phía ngân hàng gần như không có lợi nhuận.

Ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank thì cho biết, hiện nay ngân hàng này đang cho vay khoảng 15.000 tỷ đồng trong lĩnh vực kinh doanh lúa gạo. Để hỗ trợ các DN tiếp cận vốn, thời gian tới Sacombank cũng sẽ áp dụng mức lãi suất ưu đãi 6%/năm để tiếp tục cung ứng vốn cho các DN thu mua lúa gạo.

Trong khi đó, ông Đỗ Minh Toàn - Tổng giám đốc ACB cho rằng, ngoài việc xem xét hỗ trợ lãi suất cho các DN lúa gạo, đơn vị cũng sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho vay lúa gạo với kỳ hạn dài hơn 1 mùa vụ để giảm tải áp lực trả nợ cho người nông dân, gia tăng cơ hội dự trữ lúa gạo trong các thời điểm giá thị trường xuống thấp.

Số liệu từ NHNN cho biết, tính đến cuối tháng 1/2019, dư nợ cho vay lúa gạo của toàn hệ thống ngân hàng đã đạt khoảng 100.000 tỷ đồng. Trong đó, cho vay sản xuất lúa khoảng 23.000 tỷ đồng; cho vay thu mua, tiêu thụ lúa gạo khoảng 63.000 tỷ đồng và cho vay chế biến, bảo quản lúa gạo khoảng 14.000 tỷ đồng. Riêng khu vực ĐBSCL, tính đến hiện tại dư nợ cho vay lúa gạo chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay lúa gạo cả nước. Trong đó chủ yếu là cho vay thu mua, tiêu thụ lúa gạo với dư nợ ước khoảng 28.000 tỷ đồng.

Ngọc Toàn

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN