Sản lượng na Chi Lăng hơn năm ngoái 1.000 tấn

09:51 | 09/08/2019

DNTH: Sau nhiều tháng chăm sóc, đến nay những vườn na của người dân trên địa bàn huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đang cho thu hoạch. Năm nay, na Chi Lăng tiếp tục ổn định về giá và năng suất.

Rộn ràng vào mùa

Hơn 10 ngày nay, không khí tại xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng) trở nên nhộn nhịp hơn, bà con tất bật với công việc thu hoạch na. Những chiếc xe máy trở đầy na được đưa đến điểm thu mua.

10-34-48_nh_3

Na Chi Lăng có hương vị thơm ngon đặc trưng.

Ông Vi Ngọc Lưu (thôn Quán Thanh) cho hay, gia đình ông trồng na từ hơn chục năm nay. Năm 2017, sau khi có sự hướng dẫn của ngành nông nghiệp huyện, toàn bộ vườn na rộng 1ha của gia đình ông được chuyển sang trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP.

Nhờ chăm sóc đúng quy trình, theo sự hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp nên vườn na của gia đình ông Lưu năm nào cũng sai trĩu quả. Theo tính toán của ông Lưu, 1ha na thu hoạch từ 5,5 - 6 tấn quả/vụ/năm.

“Năm nay, dự kiến gia đình tôi thu hoạch được khoảng 6 tấn na, năng suất ổn định như mọi năm. Với giá bán dao động từ 35 - 80 nghìn đồng/kg, tùy vào từng loại, sau khi trừ tất cả các chi phí, gia đình tôi thu lãi hơn 150 triệu đồng”, ông Lưu nhẩm tính.

Còn ông Mã Văn Lét (thôn Quán Thanh) chia sẻ, trung bình mỗi 1ha na trồng được khoảng 700 - 720 cây. Mỗi cây cho thu hoạch 60 - 80 quả. Như vậy, nếu thời tiết thuận lợi, 1 ha cho thu hoạch khoảng 6 tấn quả/vụ/năm.

Đến nay, vườn na của gia đình ông Lét đã thu hoạch được 90% diện tích. Theo ông Lét, vụ na 2019, gia đình ông thu hoạch nhỉnh hơn năm ngoái 1 chút, đạt 6 tấn quả. Với giá bán dao động như hiện nay, sau khi trừ tất cả chi phí, gia đình ông cầm chắc trong tay gần 200 triệu đồng.

Phó Chủ tịch UBND xã Chi Lăng, ông Trần Minh Tuấn bộc bạch, nhờ điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi nên cây na sinh trưởng và phát triển tốt. Hiện Chi Lăng là xã có diện tích trồng na lớn nhất huyện. Năm nay, UBND xã đã đồng ý cho người dân chuyển đổi những diện tích kém hiệu quả sang trồng cây na.

Hiện, toàn xã đang trồng 400ha na, được trồng ở 14 thôn trong xã. Trong đó, có 60ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, 5ha trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Những diện tích còn lại đều được cam kết SX an toàn theo quy định của Bộ NN-PTNT.

Nhờ SX theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nên na Chi Lăng luôn ổn định về giá và năng suất, không bị mất mùa như nhiều năm trước. Theo ông Tuấn, năm 2019, dự kiến toàn xã thu được 3.600 tấn quả, giá trị SX na ước đạt trên 100 tỉ đồng, cao hơn so với năm 2018 (năm 2018 thu được 3.400 tấn quả, giá trị SX ước đạt hơn 91 tỉ đồng).  

Tuần lễ na tại Hà Nội

Theo Phòng NN-PTNT huyện Chi Lăng, toàn huyện trồng khoảng 1.600 ha na, tập trung ở 9 xã như: Chi Lăng, Quang Lang, Sao Mai, TT. Đồng Mỏ… Trong đó, có hơn 200 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Ông Lương Thành Chung, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chi Lăng thông tin, vụ na năm 2019, dự kiến toàn huyện đạt 17.000 tấn na, tăng 1.000 tấn so với năm 2018. Giá trị kinh tế ước đạt khoảng 700 tỉ đồng. Đảm bảo đời sống cho khoảng 3.500 hộ dân của 9 xã, thị trấn trên địa bàn.

Cũng theo ông Chung, ngày hội na Chi Lăng lần thứ 3 năm 2019 với chủ đề “Đặc sản na Chi Lăng - nâng tầm thương hiệu, phát triển bền vững” sẽ được khai mạc vào ngày 11/8, tại Trung tâm Giới thiệu nông sản huyện Chi Lăng.

Các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ ngày hội gồm: Tổ chức tham quan 4 vườn mẫu SX na tiêu biểu; thi các gian trưng bày đẹp. Tổ chức chương trình “Nhà nông đua tài”, tại đây các hộ SX tiêu biểu chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay trong phát triển SX na.

Đặc biệt, từ ngày 16 - 21/8/2019, tại Hà Nội sẽ diễn ra tuần lễ quảng bá, kết hợp diễn đàn kết nối SX và tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng và nông sản, đặc sản tỉnh Lạng Sơn với quy mô 30 gian hàng.

“Huyện Chi Lăng sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân SX na theo quy trình VietGAP, nhằm đưa ra thị trường sản phẩm na đạt chất lượng cao, an toàn, có truy xuất nguồn gốc, tem nhãn…, đảm bảo các tiêu chuẩn, hướng tới thị trường xuất khẩu”, ông Chung nhấn mạnh.  

Xuất xứ rõ ràng

Ông Đinh Hữu Học, Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng cho biết, để nhận diện, na Chi Lăng đã được dán tem truy xuất nguồn gốc. Năm 2018 na trồng ở 300ha được dán tem; năm 2019 huyện phối hợp với VNPT thực hiện truy xuất nguồn gốc chi tiết, cụ thể đến các hộ gia đình trồng na, ưu tiên là các hộ trồng na VietGAP, GlobalGAP.

“Trước áp lực về thời vụ thu hái, quả na chín nhanh, vận chuyển xa, huyện Chi Lăng đã liên kết một số doanh nghiệp xây dựng kho bảo quản, kho lạnh. Năm 2019 một số doanh nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sấy, để chế biến thành các sản phẩm từ na khô”, ông Đinh Hữu Học.

Ông Đinh Hữu Học nhấn mạnh: “Về định hướng, chỉ đạo của huyện thời gian vừa qua là không khuyến khích tăng sản lượng na, mà phải nâng cao chất lượng và giá trị của quả na, hướng đến sản xuất an toàn. Từ đó chúng tôi quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua ngày hội na, qua truyền thông, các hội nghị xúc tiến… sản phẩm đến tận người tiêu dùng”.

Cũng theo ông Học, từ việc truy xuất nguồn gốc, kết nối truyền thông tiêu thụ sản phẩm, quảng bá thương hiệu thì giá trị na Chi Lăng tăng lên rất nhiều so với các năm trước. Ngoài thị trường phía Bắc, Na Chi Lặng đang hướng đến thị trường tiêu dùng phía Nam. Trước đó, thông qua việc tổ chức bán đấu giá thành công 6 quả na Chi Lăng tại TP.HCM có giá trị 100 triệu đồng, đã mở ra cơ hội cho quả na Chi Lăng đến thị trường rộng lớn ngay trong nội địa.

Đặc biệt, huyện Chi Lăng sẽ đưa khoảng 10 tấn na vào các siêu thị CoopMart ở TP.Hồ Chí Minh để thử nghiệm việc chấp nhận, độ tin dùng của khách hàng ở phía Nam.

“Chúng tôi mong muốn tiêu thụ thị trường trong nước nhiều hơn. Nếu na Chi Lăng được bảo đảm về chất lượng và giá trị, thực hiện đầy đủ quy trình truy xuất nguồn gốc thì chúng tôi không lo lắng về vấn đề tiêu thụ. Với thị trường rộng lớn trên 90 triệu dân, chỉ tính riêng 2 thị trường lớn Hà Nội và TP.HCM đã tiêu thụ lượng sản phẩm lớn, đặc biệt na Chi Lăng đang Nam tiến thì với diện tích, sản lượng như hiện nay không đủ đáp ứng tiêu thụ”, ông Học nhận định.

 

 

Theo MAI CHIẾN - TRẦN HỒ/Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mô hình rừng - thủy sản cho nông dân thu nhập bền vững

DNTH: Kết thúc mùa vụ nuôi trồng thủy sản vùng nước mặn, lợ năm 2024, hàng ngàn hộ nông dân ở các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh đạt mức thu nhập bình quân khoảng 150 triệu đồng/ha/năm từ mô hình trồng rừng kết hợp...

Cây dứa bén rễ trên vùng đất Vũ Quang

Sau khi trồng thử nghiệm trồng 5ha dứa đạt kết quả tốt trên đất Vũ Quang (Hà Tĩnh), chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân tiếp tục mở rộng quy mô cây trồng để vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa phát triển...

Mưa trái mùa, người dân lo mất Tết

DNTH: Mưa trái mùa kéo dài khiến cho người dân chuẩn bị sản vật phục vụ Tết lo lắng. Họ hi vọng những ngày tới, trời nắng sẽ làm lại từ đầu.

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

XEM THÊM TIN