Sắp diễn ra tuần lễ OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng, miền năm 2023

14:07 | 20/10/2023

DNTH: Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2023 sẽ diễn từ ngày 27 - 29/10 tại Công viên Văn hóa Lê Thị Riêng, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn 400 doanh nghiệp sẽ tham gia với gần 1.200 sản phẩm, riêng OCOP có 756 sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao.

ongphamquanghoi20231020095848
Ông Phạm Quang Hợi - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh chia sẻ thông tin tại họp báo.

Ông Phạm Quang Hợi - Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ Chuyển dịch cơ cấu Kinh tế Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2023 lần đầu tiên được tổ chức

Sự kiện thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, nhà vườn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tại Thành phố Hồ Chí Minh và 38 tỉnh, thành thuộc 5 vùng (Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ) đã ký kết thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội với Thành phố Hồ Chí Minh.

Mỗi tỉnh, thành sẽ tham gia trưng bày, triển lãm các sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm đặc trưng), sản phẩm đặc trưng vùng, miền được thiết kế theo đặc trưng văn hóa của từng vùng, miền..

Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng các vùng, miền năm 2023 có 439 doanh nghiệp, với gần 1.200 sản phẩm tham gia, riêng sản phẩm OCOP có 756 sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh có 20 doanh nghiệp, chủ thể OCOP với 80 sản phẩm tham gia, riêng sản phẩm OCOP có 59 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao.

ocop20231020095949
Tuần lễ sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng vùng, miền năm 2023 diễn ra từ ngày 27 - 29/10.

Theo Ban tổ chức, tuần lễ là cơ hội, điều kiện để sản phẩm OCOP của nông dân vươn xa hơn, giúp các đơn vị, doanh nghiệp kết nối hiệu quả các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng vùng miền đến với các kênh xúc tiến thương mại tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh và quốc tế. Qua đó, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới và giúp người dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là nông dân nghèo từ khắp các vùng trong cả nước.

Cùng với đó, trong khuôn khổ tuần lễ còn diễn ra các hoạt động hợp tác chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ kỹ thuật về nông nghiệp và phát triển nông thôn; tạo điều kiện doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành tìm hiểu, đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến sâu các sản phấm nông nghiệp đặc thù của 38 tỉnh, thành. Qua đó, khẳng định vai trò Thành phố Hồ Chí Minh là cầu nối hiệu quả, kênh xúc tiến thương mại quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp của các vùng trong cả nước.

gian20231020102613
Tuần lễ là cơ hội, điều kiện để sản phẩm OCOP của nông dân vươn xa.

Sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cả nước đã có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 5.361 chủ thể; trong đó, có 51 sản phẩm 5 sao. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu.

Cụ thể, hơn 60% chủ thể OCOP có doanh thu tăng bình quân khoảng 17%/năm, giá bán các sản phẩm OCOP tăng bình quân 12%. Đặc biệt, các sản phẩm 5 sao tăng doanh thu 20 - 30%. Nhiều sản phẩm OCOP được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn là quà tặng cho các nguyên thủ và khách quốc tế. Nhiều sản phẩm OCOP được xuất khẩu tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế.

Theo Thương hiệu Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

Nông sản Việt tự tìm lối đi thời thương mại điện tử

DNTH: Trước đây, vào mùa vụ thu hoạch sầu riêng, gia đình chị Hà ở Đắk Lắk chỉ biết gọi thương lái đến cắt tại vườn hoặc mang ra chợ bán những trái chín. Từ ngày rao bán trên mạng, có ngày chị bán được vài tạ sầu riêng...

XEM THÊM TIN