Sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp: Vẫn vướng đất đai

10:39 | 29/08/2019

DNTH: Mới đây, Bộ NN&PTNT đã báo cáo về thực trạng sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp thực hiện theo Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12.4.2014 của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17.12.2014 của Chính phủ.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Phương án tổng thể đối với 40 địa phương, đơn vị, với 256 công ty nông, lâm nghiệp theo 6 mô hình sắp xếp gồm: Tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước thực hiện nhiệm vụ SX-KD 21 công ty; Tái cơ cấu, duy trì mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước thực hiện nhiệm vụ sản xuất cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích 60 công ty; chuyển thành Công ty CP 102 công ty; chuyển thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên 40 công ty; chuyển thành BQL rừng 5 công ty; giải thể 28 công ty.

Hiện nay, Phương án tổng thể TP Hà Nội chưa được phê duyệt, do địa phương đề nghị thay đổi mô hình sắp xếp; phương án tổng thể tỉnh Thanh Hóa đang bổ sung do nhận bàn giao Công ty Lâm nghiệp Cẩm Ngọc và Lang Chánh từ Tổng công ty Giấy Việt Nam; Phương án tổng thể tỉnh Cà Mau đề nghị điều chỉnh mô hình sắp xếp công ty lâm nghiệp.

Tính tới 30.6.2019, theo Bộ NN&PTNT thông tin, 160 công ty đã hoàn thành sắp xếp chuyển sang hoạt động theo quy định pháp luật theo mô hình mới. Đồng thời, ghi nhận 69 công ty đang thực hiện, dự kiến hoàn thành sắp xếp trong năm 2019 – tương đương 29,95% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

 

Sắp xếp, đổi mới các Công ty nông, lâm nghiệp: Vẫn vướng đất đai

Sắp xếp, đổi mới các Công ty nông, lâm nghiệp: Vẫn vướng đất đai (ảnh minh họa)

Báo cáo từ các địa phương cho biết, đến cuối tháng 6 vừa qua, còn 27 công ty chưa thực hiện sắp xếp – chiếm 10,54% tổng số công ty phải sắp xếp. Gồm: mô hình Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước thực hiện sản xuất cung ứng dịch vụ công ích 01; Công ty CP 13; Công ty TNHH hai thành viên trở lên 09 công ty; giải thể 04 công ty chủ yếu công ty thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam (20 công ty), TP Hà Nội 01, TP.HCM 02, Đăk Lắk 01, Ninh Bình 01…

 

Cơ quan Bộ đánh giá, một số địa phương, đơn vị thực hiện việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp chậm. Đặc biệt là đối với sắp xếp theo mô hình thành lập công ty TNHH Hai thành viên trở lên (Bà Rịa – Vũng Tàu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bình Thuận, Bắc Giang, Tổng công ty Cà phê Việt Nam) và giải thể (Yên Bái, Quảng Ngãi, Tổng công ty cà phê Việt Nam…).

Bên cạnh đó, phương án tổng thể chưa rà soát toàn diện, nên sau khi phương án được Thủ tướng phê duyệt tiếp tục đề nghị điều chỉnh mô hình sắp xếp làm chậm tiến độ như Quảng Ninh, Nghệ An, Cà Mau, TP Hà Nội, Tổng công ty cà phê Việt Nam.

Đáng chú ý, diện tích đất, tài sản trên đất các công ty bàn giao về địa phương còn rất ít (khoảng 78.300 ha/450.000 ha) chưa đo đạc, bàn giao; tài sản trên đất chưa được giải quyết rành mạch. Do đó, diện tích đất này vẫn đang tranh chấp, lấn chiếm, quản lý rất phức tạp, vẫn giao cho các công ty tiếp tục quản lý.

Bộ NN&PTNT xác định, các công ty nông, lâm nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sau khi sắp xếp phải chuyển sang thuê đất theo quy định pháp luật đất đai – việc hoàn thiện lại hồ sơ, thủ tục thuê đất đòi hỏi nhiều thời gian. Đối với diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên còn có vướng mắc về tiền thuê và thuế tài nguyên do thay đổi chính sách về đất đai.

Một loạt các tồn tại liên quan khác cũng được nêu lên như: Việc chậm phê duyệt phương án sử dụng đất và cấp GCN ảnh hưởng tới SX-KD của các công ty, nhất là đảm bảo quyền thế chấp, tiếp cận vốn tín dụng không thực hiện được; Một số nơi chưa giải quyết dứt điểm tình trạng cho thuê, liên doanh liên kết; sử dụng đất không đúng đối tượng, mục đích còn tiếp diễn…

Bên cạnh các nguyên nhân chủ quan (chỉ đạo tại địa phương, thiếu cơ chế đặc thù cho các công ty), các nguyên nhân khách quan được chỉ ra cũng rất đáng chú ý.

Điển hình: Một số địa phương khi thực hiện sắp xếp DN (CPH, thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên, giải thể…) chưa xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính như: nguồn vốn vay dự án 327 của các công ty lâm nghiệp (lâm trường quốc doanh), vốn ODA (Sơn La, Yên Bái…), vốn vay ngân hàng (Nông trường Sông Hậu) nên thời gian kéo dài.

Cụ thể, nhiều công ty nông, lâm nghiệp kiến nghị ngành ngân hàng tăng cường cho vay tín chấp, giảm lãi suất, nâng hạn mức và kéo dài thời gian cho vay. Tuy nhiên, chủ yếu các DN chưa tiếp cận được vốn tín dụng do năng lực tài chính hạn chế, dự án, phương án SX-KD chưa khả thi, hiệu quả, khả năng hoàn vốn thấp, tài sản đảm bảo không đáp ứng điều kiện.

Một số công ty nông, lâm nghiệp đề nghị được khoanh, xóa nợ. Tuy nhiên theo quy định pháp luật hiện hành không có quy định về khoanh nợ trừ trường hợp khoanh nợ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nên không có cơ sở thực hiện. Ngoài ra, phần lớn tài sản đảm bảo của khách hàng là đất nông nghiệp, đất rừng… có giá trị thấp, tính thanh khoản không cao; tài sản đảm bảo là tài sản trên đất (nhà kính, hệ thống tưới nước, vật tư nông nghiệp, hạ tầng nông nghiệp) được đầu tư với giá trị cao nhưng thường không có giấy tờ sở hữu, không giao dịch tài sản bảo đảm được; hoặc tài sản bảo đảm là hàng tồn kho, khoản phải thu (tài trợ vốn lưu động) khó quản lý, và dễ dẫn đến tình trạng vay trùng lắp tài sản bảo đảm được thế chấp tại nhiều tổ chức tín dụng./.

 

Theo  Nguyên Lương/Thương Trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN