Sâu keo phá hoại hàng nghìn ha ngô tại Nghệ An

18:50 | 11/08/2019

DNTH: Ở thời điểm hiện tại, toàn tỉnh Nghệ An có gần 1.200 ha ngô vụ hè thu và thu đông bị sâu keo mùa thu gây hại nặng.

Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) Nghệ An, con số 1200 ha ngô bị tàn phá bởi sâu keo chỉ là những diện tích chịu sự gây hại đến “ngưỡng”, còn lại gần 10.000 ha ngô trên toàn tỉnh đều đang “có mặt” loài sâu có sức tàn phá nhanh và cực mạnh này.

sau keo huy hoai hang nghin ha ngo tai nghe an

Những cây ngô bị nhiễm sâu keo nặng. Ảnh: Báo Nghệ An

Trước đó, đầu tháng 3/2019, sâu keo phá hoại các diện tích ngô được phát hiện lần đầu tại 4 huyện của Nghệ An là: Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn, Diễn Châu. Đến nay loài sinh vật này đã gây hại nặng trên diện rộng ở hầu khắp các vùng trồng ngô trên địa bàn tỉnh. Vụ hè thu năm 2019, toàn tỉnh Nghệ An gieo trồng trên 9.000 ha ngô thì đến nay đã có gần 1.200 ha nhiễm sâu nặng.

sau keo huy hoai hang nghin ha ngo tai nghe an

Người trồng ngô lo lắng trước tình hình sâu bệnh hiện nay. Ảnh: Báo Nghệ An

Ông Trịnh Thạch Lam - Trưởng phòng BVTV, Chi cục Trồng trọt và BVTT Nghệ An cho biết: “Sâu keo mùa thu gây hại nặng nhất ở giai đoạn cây con cho đến xoáy nõn trổ cờ, gây hại càng sớm thiệt hại càng cao. Đáng lo ngại nhất hiện nay là những diện tích ngô hè thu đang nhỏ và khoảng 23.000 ha ngô thu đông đang được gieo trồng từ nay cho đến tháng 10. Ngoài ngô, sâu có thể di chuyển sang gây hại một số cây trồng khác như đậu đỗ, lạc, rau màu…”

sau keo huy hoai hang nghin ha ngo tai nghe an

Cần có biện pháp phòng chống kịp thời cho hàng nghìn ha ngô trên toàn tỉnh Nghệ An. Ảnh: Báo Nghệ An

Được biết, việc phòng chống sâu keo mùa thu phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Theo đó, cần ưu tiên các biện pháp canh tác như làm sạch cỏ dại xung quanh, làm đất kỹ, sản xuất luân canh; sử dụng biện pháp thủ công, dùng bẫy bả để diệt sâu; sử dụng chế phẩm vi khuẩn, bảo vệ các thiên địch tự nhiên của sâu…

Khi đến ngưỡng phải phòng trừ, cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo sử dụng để phun trừ sâu khi đa số tuổi 1 – 3 (giai đoạn cây 3 – 9 lá), phun vào sáng sớm hoặc chiều mát. Phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày, lượng nước phun phải đảm bảo từ 400 – 600 lít/ha.

 

Như Quỳnh (KTMT T/h)

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN