Sầu riêng mất mùa, mất giá

10:19 | 15/10/2019

DNTH: Hiện tại Đắk Lắk đang trong mùa thu hoạch sầu riêng. Năm nay, sầu riêng vừa mất mùa lại mất giá khiến mùa vụ kém vui.

Có dịp tận mắt chứng kiến việc thu hoạch tại vùng trọng điểm sầu riêng huyện Krông Năng chúng tôi cảm nhận được không khí tất bật của mùa vụ. Dọc các ngả đường dễ dàng bắt gặp các loại phương tiện đủ kích cỡ để vận chuyển sầu riêng như xe rùa, xe máy có hai sọt hàng hai bên, xe cày, xe tải, xe contenner…

Tùy vào diện tích của vườn mà lượng công nhân thu hoạch khác nhau nhưng đa phần có từ 5-8 cặp nhân công vừa cắt vừa vận chuyển. Việc thu hái chịu sự giám sát của chủ hàng và chủ vườn.

Những quả chín được tách riêng để vận chuyển đi tiêu thụ ở vùng lân cận trong thời gian sớm nhất. Còn lại quả già không đẹp được tách riêng ra theo hàng hoại 2, loại 3 và quả đạt chuẩn được xếp vào loại 1 để vận chuyển về điểm tập kết.

Theo lý giải của các thương lái, họ thu mua nguyên vườn và chịu trách nhiệm khâu thu hoạch để đạt được lợi nhuận cao nhất và hạn chế thất thoát, hư hỏng khi vận chuyển buộc phải thu hoạch theo đợt. Theo đó, bình quân mỗi vườn sẽ thu hái từ 2-3 đợt dựa vào sự đồng đều của vườn...

Sầu riêng mất mùa, mất giá - Ảnh 1.

Sầu riêng chất đầy lối vào vườn của một nông hộ ở Đắk Lắk.

Ông Khuất Duy Thái ở xã Ea Tân, huyện Krông Năng cho hay, trong khi thỏa thuận thu mua ngoài giá còn có thời gian thu hái và yêu cầu về thu hái để hạn chế tối đa tình trạng gãy cành hay xây xát cây khi thu hoạch.

Mặc dù năm nay giá có giảm nhưng lượng thương lái đổ về thu mua vẫn đông nên đa phần người dân đều có sự lựa chọn nhà thu hoạch với giá cao nhất. Tuy nhiên, giá giảm khả năng xuất khẩu giảm nên không khí không rầm rộ như trước và thương lái luôn lấy cớ này để ép cấp ép giá.

Sầu riêng mất mùa, mất giá

Thương lái kiểm tra chất lượng trái sầu riêng tại một vườn cây ở xã Ea Tân.

"Vườn sầu riêng của gia đình tôi được đánh giá là đẹp nhất xã từ màu sắc trái đến kích cỡ, chất lượng nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật nhưng thương lái chỉ trả 50 triệu đồng/tấn đối với hái lựa và 47 triệu đồng/tấn đối với bán xô cả vườn.

Ước tính, vườn xen canh của gia đình có 180 cây sầu riêng, trong đó có 90 cây giống Dona đang thời kỳ kinh doanh cho sản lượng khoảng 27 - 28 tấn. Nếu hái lựa thì những quả không đạt kích cỡ không biết bán cho ai nên ông đành bán xô ước lãi chỉ khoảng 500 - 600 triệu đồng, giảm 1 tỷ đồng so với năm 2018", ông Thái nói.

Sầu riêng mất mùa, mất giá - Ảnh 2.

Phân loại sầu riêng tại huyện Krông Pắc.

Ông Cao Xuân Sơn, Trạm trưởng Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Krông Năng cho biết, toàn huyện có khoảng 1.150 ha sầu riêng tập trung tại xã Ea Tân, Ea Tóh, Tam Giang, Phú Lộc… Trong đó, diện tích kinh doanh vào khoảng 400 ha, sản lượng năm 2018 đạt 6.760 tấn.

"Mặc dù cây sầu riêng được người dân địa phương trồng từ lâu nhưng diện tích không nhiều, chủ yếu là diện tích được trồng vào những năm 2014, 2015. Do đó, nhiều nông hộ vẫn chưa am hiểu nhiều về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc. Vì vậy, trước diễn biến bất lợi của thời tiết năm 2019, nhiều vườn bị sốc nhiệt và rụng quả nên năng suất bình quân ước giảm khoảng 1 - 2 tấn/ha so với năm 2018", ông Sơn nói.

Còn tại huyện Krông Pắc, mùa sầu riêng bắt đầu từ đầu tháng 9 nên nay chỉ còn vài vườn lác đác thu cuối vụ. Theo đánh giá của UBND huyện, sản lượng sầu riêng năm 2019 ước đạt 30.000 tấn, giá dao động từ 40 – 50 triệu đồng/tấn. Trước thông tin thị trường tiêu thụ khắt khe hơn nên huyện đã triển khai chứng nhận VietGAP sầu riêng cho 300 hộ dân với diện tích 370 ha.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết, hoạt động xuất khẩu nông sản gặp khó là bối cảnh chung của cả nước hiện nay. Do đó để tăng sức cạnh tranh trên thị trường buộc phải nâng cao chất lượng và tính pháp lý cho sản phẩm.

Vì thế, Sở đang khuyến khích người dân liên kết thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã để nhằm từng bước đồng nhất cách thức, quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng và giá thành theo hướng an toàn, bền vững đạt các chứng nhận chất lượng như VietGAP, Global GAP..

 

Theo Bình Nguyên/Nông nghiệp Việt Nam

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN