Slovakia - thị trường tiềm năng nhập khẩu cá ngừ đóng hộp Việt Nam
14:26 | 09/07/2020
DNTH: Theo số liệu thống kê của Eurostate, thị trường Slovakia có xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều các sản phẩm cá ngừ cắt lát cao cấp và cả các sản phẩm bình dân. Thị trường cá ngừ đóng hộp tại Slovakia, đã tăng gần gấp đôi chỉ trong 2 năm, cho thấy đây là một thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các nhà chế biến cá ngừ.
Cụ thể năm 2019, Slovakia đã nhập khẩu tổng cộng 6.168 tấn cá ngừ đóng hộp, tăng 78% so với năm 2017 và 6% so với năm 2018. Sự gia tăng nhập khẩu này tương quan với việc giảm giá trung bình nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp từ các nhà cung cấp chính. Trong 2 năm, giá CFR trung bình của các sản phẩm cá ngừ đóng hộp nhập khẩu vào thị trường này giảm 14%, tương đương 690 USD/tấn.
Một phần nhỏ các sản phẩm cá ngừ đóng hộp nhập khẩu vào thị trường này được tái xuất sang các nước EU khác, trong đó chủ yếu là các nước Đông Âu, nơi Slovakia cung cấp 1.381 tấn cá ngừ đóng hộp. Hiện Slovakia là nước không có ngành sản xuất và chế biến cá ngừ.
Thái Lan hiện đang là nguồn cung lớn nhất, chiếm lĩnh thị trường này sau khi tăng đột biến (379%) các lô hàng xuất khẩu sang Slovakia trong năm 2018. Tuy nhiên, năm 2019 xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Thái Lan sang thị trường này lại giảm nhẹ.
Sự tăng trưởng xuất khẩu đột biến này của Thái Lan sang Slovakia là do nhu cầu đối với các sản phẩm thịt cá ngừ xé vụn của Slovakia cao và khả năng cung cấp các sản phẩm với giá rất cạnh tranh của các nhà sản xuất đồ hộp Thái Lan. Nên mặc dù đang bị áp thuế cao 24% khi xuất khẩu sang EU nhưng các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Thái Lan vẫn cạnh tranh tốt tại thị trường Slovakia.
Thái Lan hiện đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn nhất của Slovakia
Tây Ban Nha là nguồn cung lớn thứ 2 cho thị trường Slovakia, với khối lượng xuất khẩu thấp hơn 146 tấn so với Thái Lan trong năm 2019. Nhưng các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Tây Ban Nha đang được bán với giá cao hơn nhiều so với Thái Lan, cao hơn 2.359 EUR/tấn (giá trước thuế). Năm 2019, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Tây Ban Nha sang Slovakia cũng giảm so với năm 2018, nguyên nhân là do giá các sản phẩm của nước này có xu hướng tăng cao hơn so với cùng kỳ.
Việt Nam đang đứng thứ 5 trong số các nguồn cung cá ngừ lớn nhất cho thị trường Slovakia. Sau sự sụt giảm xuất khẩu vào năm 2018, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Slovakia đã tăng trưởng vượt bậc trong năm 2019, đạt 116%.
Sự tăng trưởng này được cho là do các nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp đã đưa ra mức giá cạnh tranh hơn, giảm 5% so với năm 2018. Với mức giá CFR trung bình năm 2019 của các sản phẩm đóng hộp ở mức 2.936 USD/tấn, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đang có mức giá thấp thứ 2, sau Thái Lan. Chính vì vậy mà thị phần và thứ hạng của cá ngừ đóng hộp của Việt Nam tại Slovakia đã tăng lên trong năm 2019.
Cùng với Việt Nam, một quốc gia Đông Nam Á khác cũng đang tăng mạnh xuất khẩu cá ngừ đóng hộp sang thị trường Slovakia là Philippines. Năm 2019, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của nước này sang Slovakia cao hơn 145% so với năm trước đó. Và cũng giống như Việt Nam, các nhà sản xuất cá ngừ đóng hộp của Philippines đang cung cấp các sản phẩm với giá cạnh tranh hơn so với những năm trước, giá CFR trung bình các sản cá ngừ đóng hộp của Philippines năm 2019 đã giảm 15% so với năm 2018. Và điều này cũng giúp cho Philippines tăng thêm thị phần tại thị trường này.
Điều đáng nói là trong khi các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Thái Lan và Việt Nam đang bị áp thuế cao 24% khi xuất khẩu sang EU, các sản phẩm của Philippines lại được miễn thuế xuất khẩu sang thị trường này. Như vậy có thể thấy, mặc dù thuế cao với mức giá cạnh tranh cao các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Thái Lan và Việt Nam vẫn cạnh trạnh tốt tại thị trường này.
Cá ngừ đóng hộp
Mặt hàng cá ngừ đóng hộp của Việt Nam không chỉ xuất khẩu sang Slovakia, những tháng đầu năm 2020 mặt hàng này cũng xuất khẩu mạnh sang thị trường Nhật Bản.
Theo số liệu thống kê, trong 3 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn tiếp tục xu hướng tăng trưởng từ cuối năm 2019. Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong giai đoạn này tăng 38%, đạt gần 7,6 triệu USD.
Xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến đóng hộp của Việt Nam sang Nhật Bản có xu hướng tăng cao, trong khi xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ tươi, sống và đông lạnh giảm.
Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp đã tăng từ 62% trong quý I/2019 lên gần 76% trong cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, xuất khẩu các mặt hàng cá ngừ chế biến khác, đặc biệt các sản phẩm loin cá ngừ hấp đông lạnh mã HS16041490, tăng gần 114% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiện, Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 12 cho thị trường Nhật Bản. Việt Nam cũng là nước duy nhất đang tăng giá cá ngừ đóng hộp xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2019.
Tiền hàng cộng cước hay giá thành và cước (tiếng Anh: Cost and Freight - CFR) là một điều kiện Incoterm.
Incoterms (viết tắt của International Commercial Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.
Minh Nhật
THSP

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha
DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...