Sơn La: Hiệu quả từ trồng cây ăn quả trên đất dốc

18:27 | 24/11/2019

DNTH: Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, kinh tế phát triển, thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm Trồng cây cho thu nhập cao đã khẳng định ý chí quyết tâm dám nghĩ, dám làm của nhiều hộ gia đình miền núi Sơn La.

Xã Mường Thải, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La hiện có 229 ha cây ăn quả các loại, gồm: Cam, quýt, bưởi, nhãn, xoài, vải... trong đó, 100 ha đã cho thu hoạch, sản lượng gần 2.000 tấn quả/năm, tập trung ở các bản: Văn Phúc Yên, Khe Lành, bản Thải, bản Chiếu... Để giúp người dân phát triển cây ăn quả, hằng năm, xã mời cán bộ chuyên môn của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện về tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả cho các hộ dân.

Được sự hỗ trợ của huyện và xã, các hộ dân trên địa bàn đã liên kết thành lập HTX Trồng cam Văn Yên, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; tích cực tham gia giới thiệu sản phẩm tại các tuần lễ nông sản, ngày hội nông sản do huyện, tỉnh tổ chức để mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay, nhiều hộ dân trong xã có thu nhập khá từ trồng cây ăn quả, điển hình như hộ các anh: Đỗ Văn Ích, bản Văn Phúc Yên thu nhập 700 triệu đồng/năm; Đỗ Văn Tuấn, bản Văn Phúc Yên thu nhập 350 triệu đồng/năm; Triệu Văn Mừng, bản Khe Lành thu 300 triệu đồng/năm...  

Ông Nguyễn Duy Khanh, ở bản Nghĩa Hưng, là giám đốc hợp tác xã Nghĩa Hưng, cũng là một trong những người tiên phong trong việc chuyển đổi sang trồng cây ăn quả cho biết, trước đây, gia đình ông cũng chỉ làm nương rẫy, rất khó khăn vất vả thu nhập chẳng đáng là bao. Đến năm 2012, được xã, huyện vận động chuyển sang trồng cây ăn quả có múi, đặc biệt là cam, gia đình mới bắt đầu chuyển đổi. Sau một thời gian cố gắng và phát triển, cây cam đã đem lại thu nhập cao, cuộc sống gia đình ổn định và khấm khá hơn, trừ các khoản chi phí, gia đình đã thu được hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

Mô hình trồng cây trên đất dốc đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân

Đến năm 2018, bà con nơi đây cùng nhau thành lập hợp tác xã trồng cây ăn quả Nghĩa Hưng. Hiện nay, hợp tác xã có 11 thành viên, với gần 30ha cây ăn quả như: cam đường canh, quýt ngọt, bưởi và nhiều nhất là cam Vinh chiếm khoảng 15ha. Mỗi năm hợp tác xã thu được gần 200 tấn quả. Từ khi thành lập hợp tác xã, bà con được hỗ trợ rất nhiều, được cấp tem, nhãn mác, 100% các thành viên trong hợp tác xã được chứng nhận VietGab và được đi tham quan các mô hình điển hình ở nhiều nơi có thâm niên về cây ăn quả.

Gia đình anh Trần Thanh Bình cùng bản với ông Khanh, cũng là một thành viên trong hợp tác xã cho biết, ban đầu khi chuyển sang trồng cây ăn quả, gia đình cũng gặp nhiều khó khăn vất vả như kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ, chưa quen với điều kiện thời tiết… Nhưng sau khi được huyện, xã hỗ trợ và tạo điều kiện, vườn cây nhà anh ngày càng phát triển và cho thu nhập cao, mỗi năm gia đình thu được khoảng hơn 20 tấn quả và cho thu nhập gần 500 triệu đồng.

Gia đình anh Lò Văn Thương, dân tộc Thái ở Tiểu khu 2, xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La nhờ trồn các loại cây ăn quả đã cho thu nhập hơn 500 triệu mỗi năm và tạo việc làm cho gần 10 lao động thời vụ tại địa phương. Hiện nay, anh đã khai thác được nhiều khu đất bị bỏ trống, diện tích trồng cây ăn quả lên đến 6,4 ha với 1.300 gốc táo, hơn 600 gốc mít, 600 gốc xoài, hơn 400 gốc mận và hơn 2.000 gốc chuối và một số loại cây ăn quả khác. sản phẩm cây ăn quả của anh đã được đưa đến 14 tỉnh phía bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hưng Yên…. Đặc biệt hơn là sản phẩm chuối của anh đã được xuất khẩu gần 50 tấn sang thị trường Trung Quốc. Nhờ vườn cây ăn quả, gia đình anh đã thu nhập được hơn 500 triệu mỗi năm.

Từ việc phát triển cây ăn quả, đời sống người dân các huyện miền núi tỉnh Sơn La đã có bước khởi sắc. Trong thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục phối hợp với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn đầu tư mở rộng diện tích cây ăn quả; tổ chức chuyển giao kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho bà con nơi đây.

PV

https://vietnamhoinhap.vn/article/son-la-hieu-qua-tu-trong-cay-an-qua-tren-dat-doc---n-24377

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

Xuất khẩu sầu riêng lao dốc

DNTH: Tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước ta giảm 68,4% so với tháng 9 và gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hoàng Anh Gia Lai: Tăng cường niềm tin thông qua trải nghiệm thực tế

DNTH: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL; mã chứng khoán HAG) vừa công bố hoạt động dành cho cổ đông với mục tiêu củng cố niềm tin và tăng cường sự gắn kết.

Tân Yên quyết tâm là huyện đầu tiên về đích nông thôn mới nâng cao của tỉnh

DNTH: Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, cả hệ thống chính trị cùng Nhân dân huyện Tân Yên đã và đang không ngừng nỗ lực, phấn đấu để được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh...

XEM THÊM TIN