Sơn La và nỗi buồn mang tên “vàng trắng” (bài 2): Trồng 10 năm mới ký hợp đồng…góp đất
20:55 | 29/03/2019
DNTH: DN&TH; Chủ trương đưa cây cao su lên một số tỉnh vùng cao miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, với mong muốn tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống kinh tế, góp phần chống sói mòn đất, phủ xanh đất trống đồi núi trọc…cây cao su đã được trồng tại nhiều địa phương của tỉnh Sơn La từ những năm 2007 – 2008. Đến nay, sau 10 năm chăm sóc, một số diện tích đã cho thu hoạch mủ. Tuy nhiên sự mòn mỏi, chờ đợi của người dân đã không được như kỳ vọng, dẫn đến một số hộ dân đặt nhiều câu hỏi về lợi ích đối với loại cây “vàng trắng” này.
Người dân trồng cao su tại bản Củ Pe, xã Mường Bon, Mai Sơn không còn mặn mà với cây cao su.
Chậm làm hợp đồng với người dân
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực hiện chủ trương trồng cao su hàng nghìn hộ dân ở Sơn La đã góp đất với Công ty cao su, trong đó chủ yếu là đất nương rẫy của hộ gia đình canh tác lâu năm, đây là diện tích đất hộ dân được UBND Huyện giao ổn định để sử dụng lâu dài. Một số hộ đã có sổ đỏ, một số hộ vẫn chưa có hoặc đất nông nghiệp giao cho hộ 20 năm. Đây thông thường là các diện tích vườn của hộ dân; Đất cộng đồng (Đây là các diện tích đất trước đây là rừng cộng đồng, được Chính quyền giao cho bản để sử dụng chung….
Khi cao su bắt đầu phát triển tại Tây Bắc, Chính quyền thu lại các diện đất này từ cộng đồng và trao cho Công ty Cao su. Diện tích đất canh tách của hộ góp vào trồng cao su chiếm rất lớn tổng diện tích đất canh tác của tất cả các hộ trong bản, xã.
Ông Hồ Anh Đức, Tổng Giám đốc công ty Cao su Sơn La
Khi làm việc với ông Lường Văn Hạnh, Phó chủ tịch UBND xã Tông Lạnh, phụ trách kinh tế, ông đã đưa cho chúng tôi xem một chồng các bản hợp đồng phô tô mỗi hợp đồng 3 bản. Ông Hạnh cho biết: “Cây cao su ở đây phát triển đến giờ phút này là không được. Toàn xã có 425, 25ha, khai thác là 198,11ha. Bà con tham gia góp đất, có hợp đồng. Đầu tiên mỗi hộ có 1ha thì được 1 người vào làm công nhân.
Điều đáng nói là, dù người dân góp đất với Công ty để trồng cao su từ năm 2007-2008, công ty hoàn toàn không có hợp đồng với người dân cho đến gần đây cuối năm 2018 đầu năm 2019 mới dậm dịch thực hiện hợp đồng ký kết với bà con và có sự chứng nhận của UBND xã.
Theo người dân, bắt đầu từ khoảng tháng 6/2018 người của Công ty mới đi xuống một số bản, triệu tập các hộ ra nhà văn hóa thôn, đọc danh sách các hộ và “yêu cầu” các hộ ký 3 bản hợp đồng, có chứng nhận của xã. Ở một số bản khác, Công ty thực hiện điều này sau Tết âm lịch vừa qua. Ví dụ như bản hợp đồng của anh Lò Văn Tiếp và chị Quàng Thị Phiển ở xã Bó Mười (Thuận Châu -Sơn La) mới được UBND xã sở tại chứng nhận vào ngày 24/01/2019. Ngoài ra còn rất nhiều hộ dân khác trên địa bàn huyện Thuận Châu chưa ký hợp đồng.
Còn đối với những hộ đã ký, khi trò chuyện với chúng tôi, nhiều hộ dân cho biết ký nhưnghiện tại công ty giữ toàn bộ 3 bản hợp đồng này của các hộ. Ngay cả ông Lường Văn Chương đã làm trưởng bản 24 năm nay cũng “hình như mình đã ký rồi”, ông hoàn toàn không biết các điều khoản (trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi) hợp đồng là gì và giờ hợp đồng đó đang ở đâu?.
Nói về câu chuyện làm hợp đồng với người dân khá “muộn”, ông Hồ Anh Đức – TGĐ Công ty Cao su Sơn La nói: “Vì ngày trước các hộ không rõ diện tích, không có sổ đỏ, hợp đồng thì phải cụ thể, chi tiết. Trước đây thống nhất trồng xong quay lại đo theo mật độ cây tính tạm thời diện tích, khi đó mới ký hợp đồng. Đầu tư ra đây không phải vì lợi nhuận mà vì chủ trương chính sách của nhà nước, vì người dân hết, nên tập đoàn mới ra đây. Tổng các hộ dân là hơn 7.300 hộ, mà chỉ có một vài hộ so sánh thắc mắc. Hợp đồng chính thức là hơn 2.100 công nhân, thu nhập tạm ổn.
Khi được hỏi về ản lượng, thu nhập từ cây cao su, ông Hồ Anh Đức – TGĐ Công ty Cao su Sơn La cho răng: “Những năm đầu cạo sản lượng sẽ ít, thu nhập chưa cao được, nhưng năm thứ 3 trở đi sản lượng cao hơn. Như ở Ít Ong – Mường La đã năm thứ 4 cạo mủ, hộ nào nhận 4 phần cao su thì thu nhập của họ đến 12-13 triệu/tháng, còn trung bình 4-5triệu/ tháng. Với bà con vùng sâu, xa, thu nhập đó cũng là ổn định cuộc sống. Ngày xưa du canh du cư, giờ có lương định mức, được đóng bảo hiểm xã hội.
Hiện nay còn nhiều hộ đã đo mà chưa có sổ thì công ty vẫn đang đợi. Hợp đồng cũng ghi rõ diện tích và nói khi nào hoàn thiện sổ đỏ thì sẽ có giá trị hợp đồng. Phòng đăng ký đất đai của huyện giữ sổ để cả công ty và người dân được cầm cố sổ đó. Hợp đồng cũng ghi rõ là không bên nào được phá hợp đồng.
Người dân gần như mất trắng
Được biết, ban đầu bà con góp đất chỉ ghi vào danh sách, sau đó diện tích trồng cao su được Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cấp sổ đỏ theo Luật đất đai. Sau khi có sổ đỏ thì phía Công ty Cao su mới tiến hành ký kết với người dân. Và toàn bộ sổ đỏ được cấp hiện do Chi nhánh Văn phòng quản lý đất đai của Sở Tài nguyên và Môi trường ở các huyện nắm giữ, bảo quản.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Châu
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho biết: “Làm sổ đó nguồn gốc quá trình phức tạp, làm sớm thì năm 2010, hoặc 2012 nhưng nhớ không chính xác, khi bắt đầu góp đất trồng cao su có mấy loại đất, loại không có sổ, loại có sổ, loại có sổ nhưng không chính xác.
“Nếu nguồn gốc quá trình sử dụng đủ điều kiện thì cấp, sau đó người dân làm hợp đồng với Công ty Cao su. Tuy nhiên, nhà có 3ha nhưng nói có 1ha, nên chỗ có bìa chỗ không. Từ khi trồng cao su đến nay không biết cấp bao nhiêu ha nhưng tất cả diện tích trồng cao su trên địa bàn huyện Thuận Châu đã được cấp sổ” – ông Thắng nói.
Do các hộ không đươc tiếp cận với hợp đồng, hộ hoàn toàn không biết nghĩa vụ và quyền lợi của mình là gì. Hộ chỉ biết thông qua các cuộc họp miệng mà công ty/xã họp với dân và thông báo rằng đất hộ góp tương đương 10% giá trị đầu tư cho 1 ha và khi cao su đến tuổi khai thác, hộ sẽ được hưởng 10% lợi nhuận. Hộ cũng được thông báo cây cao su sẽ cho thu mủ 8 năm sau trồng và chu kỳ khai thác khoảng 20 năm.
Trong 1-3 năm đầu khi cây cao su chưa khép tán, hộ được Công ty cho trồng xen (sắn, ngô, đậu) vào các diện tích trồng cao su. Tuy nhiên từ sau đó trở đi, hộ không được trồng xen, hoặc không thể trồng xem vì cây đã khép tán.
Đến nay, sau 10 năm tính từ khi trồng, hầu hết các hộ không có lợi ích từ các vườn cao su. Lý do bởi mức giá mủ cao su trên thị trường thấp, Công ty chưa thu mủ ở hầu hết các diện tích. Một số nơi Công ty đã thu, tuy nhiên chưa chia lợi ích với người dân nhưng lợi ích chia không đáng kể, một số hộ chỉ được vài nghìn, hộ nhiều nhất được vài trăm nghìn đồng....
Ông Quàng Văn Luân bí thư Lạnh B cho biết câu cao su đến nay “chưa có kết quả gì”. Còn vợ ông cho rằng “góp đất 11, 12 năm rồi mà chưa có kết quả, chưa ăn thua gì đâu. Hợp đồng cũng chưa được cầm, họ đang làm, ngày trước thì chỉ có danh sách kê khai diện tích của từng hộ thôi. Không được gì đâu, không có gì, hỗ trợ cũng không hỗ trợ, chẳng có đất làm gì đâu”.
Tuệ Linh
Hiệu quả từ mô hình làng nghề kêt hợp làm du lịch tại Quảng Phú Cầu (Hà Nội)
DNTH: Xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có truyền thống làm tăm hương,đang là điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến. Tham quan tại làng, du khách không chỉ có bộ ảnh check-in đẹp, mà còn được tìm...
Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển
DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.
Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long
DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...
Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương
DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...
Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD
DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số
DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Tận hưởng ẩm thực Đà Nẵng - Hơn cả ngon
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...