Sức sống mới nơi đỉnh trời

09:47 | 26/10/2019

DNTH: Xuất phát điểm thấp, đời sống và nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, do đó công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại huyện vùng cao Kỳ Sơn đối diện với muôn vàn khó khăn, thách thức.

13-40-27_1
Huyện Kỳ Sơn thay da đổi thịt đến ngỡ ngàng.

Dù vậy với quyết tâm và nỗ lực cao độ, sau 10 năm ròng rã bộ mặt vùng biên đã thay da đổi thịt đến ngỡ ngàng.  

Hoa nở vùng biên

Kỳ Sơn nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách TP Vinh 250 km, ba mặt Tây, Bắc, Nam tiếp giáp nước bạn Lào với đường biên giới trên 200 km. Nơi đây được ví là “đỉnh trời xứ Nghệ” với độ cao thăm thẳm, là nơi định cư của đồng bào các dân tộc anh em, gồm Mông, Thái, Khơ Mú, Kinh và Hoa, sinh sống tại 21 xã, thị trấn.

Xuất phát từ yếu tố đặc thù, cuộc sống của đồng bào gặp muôn vàn khốn khó. Dù vậy khi Chương trình MTQG xây dựng NTM triển khai, mọi thứ đã rẽ theo chiều khác.

Từ những điều mắt thấy tai nghe, có thể nói chưa lúc nào sức sống vùng biên căng tràn đến thế. Nhìn nhận lại chặng đường đã qua, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thanh Hoàng khẳng định: “Xây dựng NTM là chương trình dài hơi, quy mô lớn, trong khi xuất phát điểm của Kỳ Sơn rất thấp, vì thế để đáp ứng được không phải là chuyện dễ dàng. Đối diện với bộn bề gian nan nhưng nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Trung ương, của tỉnh, của các cấp, ngành liên quan, xuyên suốt 10 năm qua Đảng bộ và nhân dân các đồng bào dân tộc huyện nhà đã vượt khó đi lên, từng bước thu được nhiều thành quả”.

Thấm nhuần chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”, đến nay phong trào hiến đất mở đường, xây dựng các công trình an sinh xã hội đang lan tỏa mạnh mẽ. Các quy ước, hương ước làng bản được xây dựng, hình thành các khu dân cư văn minh, sạch đẹp. An ninh xã hội đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao...

Lúc này cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: sản xuất nông nghiệp dần chuyển đổi theo hình thức hàng hóa; cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ; 100% số xã hoàn thành lập quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết khu trung tâm và quy hoạch sử dụng đất, phân vùng sản xuất.

13-40-27_2
Mường Lống là một trong những xã phát triển nhanh của huyện.

Quay ngược 10 năm về trước, mới đạt vỏn vẹn 8 tiêu chí thì đến tháng 6/2019 đã tăng hơn 21 lần, đạt đến 171 tiêu chí. So với 2015 có 1 xã tăng 9 tiêu chí, 1 xã tăng 7 tiêu chí, 2 xã tăng 6 tiêu chí, 16 xã tăng từ 3 – 5 tiêu chí. Thực sự khập khiễng nếu so sánh với mức bình quân toàn tỉnh, tuy nhiên với một địa bàn “nhìn đến đâu thấy rõ vấn đề đến đó” thì đây là một bước tiến dài.  

Sớm tháo gỡ nút thắt

Đổi thay đã có nhưng khốn khó hãy còn bủa vây. Kỳ Sơn diện tích rộng nhưng phần lớn là đất dốc đứng, bị chia cắt bởi hàng loạt dãy núi cao cùng hệ thống khe, suối dày đặc. Ngược lại quỹ đất bằng rất hạn hẹp, chung quy không đủ điều kiện để quy hoạch thành những vùng canh tác sản xuất hàng hóa nông nghiệp công nghệ cao.

Bên cạnh đó, do thói quen đã ăn sâu nên phần đa người dân vẫn sống phân tán tại các cụm bản nhỏ lẻ. Những khu vực này di chuyển hết sức khó khăn và cách xa trung tâm, vì thế khi đầu tư theo quy chuẩn vừa tốn kém lại mất nhiều thời gian

Về yếu tố khách quan, do chịu ảnh hưởng bởi vị trí địa lý, địa hình và thời tiết khắc nghiệt nên Kỳ Sơn thường xuyên phải đối mặt với các hiện tượng cực đoan (giông tố, lốc xoáy, lở đất, lũ lụt, đặc biệt là lũ ống, lũ quét) nên thiệt hại lớn tài sản, nhà cửa, hoa màu của người dân, dẫn đến kìm hãm đáng kể tốc độ phát triển của địa phương.

Trên cơ sở thực tế, huyện Kỳ Sơn đề xuất Trung ương, tỉnh có phương án tăng nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, hàng năm sớm bố trí nguồn vốn để xây dựng các công trình, các mô hình liên kết đảm bảo theo yêu cầu của Bộ tiêu chí xây dựng NTM. Đồng thời tiến hành hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn, tạo nền móng phát triển kinh tế theo hướng vững bền.

Với niềm tin, khát khao đang dâng cao ngút, tin rằng sự vào cuộc kịp thời của Đảng, Nhà nước sẽ giúp Kỳ Sơn tiếp đà bay cao.

13-40-27_3
Mô hình trông cây dược liệu của Tập đoàn TH tại xã Mường Lống.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, ông Thái Thanh Quý nhấn mạnh, trong giai đoạn tới bên cạnh nâng cao số xã đạt chuẩn NTM theo nhiệm vụ đặt ra, tỉnh sẽ đánh giá chi tiết và ưu tiên bố trí nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới để tạo đà phát triển, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.

Đây là cơ sở cho các huyện vùng cao miền Tây xứ Nghệ như Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn sớm tạo ra bước đột phá trong công cuộc xây dựng NTM.

Theo VIỆT KHÁNH

Báo Nông Nghiệp

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN