Tắc đường bộ, xuất khẩu thanh long đi đường biển "vừa rẻ vừa khoẻ"

20:31 | 23/10/2019

DNTH: Ông Trương Quang An – Giám đốc HTX Thanh long Tầm Vu (Long An) cho biết, đang “đóng” thanh long xuất đi Trung Quốc. Nhưng để tránh đường bộ đang ùn ứ xe xuất khẩu thanh long tại cửa khẩu Tân Thanh (Cửa khẩu quốc tế Lạng Sơn), ông sẽ cho xuất thanh long bằng đường biển qua cảng Cát Lái (TP.HCM).

Hiện, tại huyện Châu Thành, thanh long đang vào vụ mùa. Châu Thành là vùng chuyên canh trồng thanh long của tỉnh Long An với hơn 9.000ha (toàn tỉnh có hơn 12.000 ha).

ưtac duong bo, xuat khau thanh long di duong bien "vua re vua khoe" hinh anh 1

Nhân công HTX thanh long Tầm Vu đang đóng hàng đưa thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển.

Theo ông Nguyễn Minh Mẫn - cán bộ Phòng NNPTNT huyện Châu Thành, phần lớn sản lượng thanh long ở Châu Thành xuất sang Trung Quốc. Nếu thanh long nghịch vụ tại Châu Thành xuất khẩu được 80%, thì vụ mùa là 40%. 

“Lâu nay, đa số thanh long ở địa phương xuất sang thị trường Trung Quốc bằng đường bộ”, ông Mẫn thông tin.

Tuy nhiên, theo ông An, 4 ngày qua, ông đã đóng được 7 container thanh long ruột đỏ (19 tấn/contairner) xuất sang thị trường Trung Quốc bằng đường biển với giá 22.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyễn Vạn Thành – Chủ tịch HĐQT HTX Thanh long Vạn Thành (Châu Thành), mặc dù nhanh hơn đường biển, nhưng xuất khẩu thanh long bằng đường bộ chi phí đắt hơn gấp đôi đường biển và hay xảy ra sự cố ùn tắc tại cửa khẩu gây rủi ro cao.

Hiện chi phí cho một contairner xuất khẩu thanh long đi đường biển mất khoảng 40 triệu đồng.

“Nếu xuất khẩu thanh long theo đường chính ngạch thì nên chọn đi đường biển an toàn hơn, rẻ hơn đường bộ. Doanh nghiệp chọn hàng tốt, đi chục ngày cũng không hư”, ông Thành nhận định.

Hiện, HTX Vạn Thành có hơn 100 thành viên với diện tích hơn 100ha chuyên trồng thanh long xuất khẩu. HTX này đang “đóng” thanh long xuất sang các thị trường khó tính và Trung Quốc.

Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy – chủ Kho thu mua thanh long xuất khẩu Bảo Quyên (Long An) cho biết, hiện xu hướng các doanh nghiệp thu mua thanh long xuất sang thị trường Trung Quốc cũng chọn đường biển cho an toàn.

“Mặc dù, tại cửa khẩu “công” (container) đi rất ì ạch, nhưng tại đây “công” ra khỏi các kho thanh long vẫn bình thường. Nếu tắc đường bộ doanh nghiệp sẽ đưa thanh long đi đường cảng”, chị cho biết.

tac duong bo, xuat khau thanh long di duong bien "vua re vua khoe" hinh anh 2

Một xe contairner đang lên thanh long tại kho ở huyện Châu Thảnh.

Những ngày qua, các xe chở hàng nông sản (chủ yếu là thanh long) dồn về cửa khẩu Tân Thanh ùn ứ kéo dài tới 5km do Trung Quốc áp dụng hệ thống kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình hàng hóa nhập khẩu. Tình trạng này diễn ra từ ngày 12/10.

Trong khi lượng xe container chở nông sản dồn về đông, lượng xe thông quan không đáng kể. Ngày 17/10 thông quan 189 xe chở hoa quả (trong đó có 166 xe thanh long), ngày 18/10 thông quan được 162 xe (142 xe thanh long). 

Sau 10 ngày, đã có khoảng hơn 500 xe tồn đọng tại cửa khẩu.

Tại cuộc làm việc với đoàn công tác của Bộ Công Thương ngày 22/10 về tình hình xuất khẩu nông sản qua Lạng Sơn, ông Hồ Chí Duy, Trưởng phòng quản lý xuất nhập khẩu Sở Công Thương Lạng Sơn cho hay, từ cuối năm 2018 đến đầu 2019 xuất khẩu qua Tân Thanh suy giảm đáng kể. Nhưng từ tháng 7 đến nay, xuất khẩu có xu hướng tăng trở lại. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thanh long, chuối nhãn với hơn 100 xe/ngày.

Từ tháng 9 đến nay mỗi ngày có khoảng trên 200 xe qua cửa khẩu Tân Thanh mang theo thanh long từ các tỉnh miền Nam. Tuy nhiên từ ngày 15/10/2019 đến nay, lượng hàng hóa dồn về cửa khẩu Tân Thanh tăng đột biến, khoảng 250 xe/ngày, chủ yếu là nông sản, thanh long từ các tỉnh như Bình Thuận, Long An, Tây Ninh, Ninh Thuận, Gia Lai, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và các tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn đã vào vụ thu hoạch.

"Đến 19h30 ngày 21/10, lượng phương tiện còn tồn tại cửa khẩu khoảng 470 xe. Chúng tôi đã làm việc với phía bạn và thống nhất một số biện pháp để hải quan Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ kiểm tra tại cửa khẩu và kéo dài thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu từ 6h đến 16h30 hàng ngày”, ông Duy cho hay.

P.T

 

 

 

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN