Tản mạn về linh vật trong văn hoá Việt
16:10 | 23/01/2022
DNTH: Những ngày cuối năm hối hả, bận rộn với bao guồng quay của công việc, nhưng chúng tôi vẫn có một không gian đủ tĩnh lặng để trò chuyện, tản mạn đôi nét về linh vật trong văn hoá Việt ngay tại tư gia của Nghệ nhân Ưu tú tuổi Dần - Trần Nam Tước khi không khí tết Nhâm Dần đang cận kề…
Mở đầu câu chuyện bằng miếng trầu têm với đủ gia vị vốn có, mà theo anh là để lấy dũng khí cùng với giọng cười hào sảng! Chúng tôi bắt đầu trò chuyện cởi mở như thế với một nghệ nhân làm gốm, có nhiều năm gắn bó với gốm linh vật và công việc trùng tu bảo tồn di tích lịch sử văn hoá cổ xưa của người Việt.
Câu chuyện về linh vật, có lẽ là một câu chuyện khá dài, gắn liền với truyền thống của người Việt nói riêng và truyền thống của nhiều quốc gia. Với người nghệ nhân tuổi Dần – Trần Nam Tước, có lẽ niềm đam mê linh vật hiện hữu ngay từ khi còn là cậu bé. Có thể vì thế mà nó vận vào cuộc đời của anh sau này! Vừa nói anh vừa rót nước mời trà, thứ trà mà chỉ nhấp miệng đã ngọt, thơm từ ngay đầu lưỡi, lan toả được cả vị và hương… anh bảo, uống là sẽ mê! Không gian thưởng trà đầy thi vị với những câu chuyện được trải dài như thế.
Trải lòng về nghề, anh bảo “mình vốn thích làm nhiều thứ, là con người của công việc” nên anh rất coi trọng sự sáng tạo trong lao động. Với tư duy, vừa làm vừa chơi nhưng phải hướng đến sự sáng tạo và bảo tồn, do đó, những sản phẩm của anh làm ra luôn đặc sắc, thể hiện rõ nét, tiếp biến được những văn hoá cổ xưa. Khi được hỏi, tại sao lại là gốm về linh vật mà không phải là một thể loại nào khác? Anh lý giải: “lĩnh vực làm linh vật, gắn liền với cuộc đời của anh và xuyên suốt từ nhỏ cho tới lớn, nhờ những nhân duyên tốt lành đưa đẩy để anh có nhiều cơ hội thực hiện”… một số công trình trùng tu và mẫu linh vật mà anh đã thực hiện được trải dài trên khắp dải chữ S như: đền thờ Vua Hùng, đền thờ Vua Đinh, Vua Lê, Vua Lý, Vua Trần… cho đến Trường Sa, Hoàng Thành Thăng Long, lăng thờ bác Giáp… hàng trăm con linh vật bằng gốm, được đặt hàng và trưng bày trong khách sạn InterContinental Đà Nẵng …
Không những vậy, gốm linh vật còn được anh xuất khẩu tới các nước như: Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc… và nhiều quốc gia khác. Về xuất khẩu, anh cho rằng đây là một tín hiệu tốt của linh vật trong văn hoá của người Việt. “Còn tốt như thế nào và được đón nhận ra sao lại do cách chúng ta truyền tải, để cho không gian cổ tích và không gian mới chấp nhận những con linh vật đó…”.
Yêu thích văn hoá truyền thống và công việc bảo tồn văn hoá cổ xưa, nên quan điểm làm nghề của anh cũng rất rõ ràng: “đã là bảo tồn thì phải bảo tồn đến bảo thủ, đã không bảo tồn thì nên tìm đời sống mới cho nó, không thể làm bảo tổn đóng đinh”. Vì thế, các sản phẩm do anh làm ra cũng rất độc đáo và mới lạ, đôi khi là “độc nhất” – không có cái thứ hai. Anh nói vui rằng, cảm xúc và cảm hứng sáng tạo mỗi lúc mỗi khác, mình có muốn làm giống cũng khó, sản phẩm của anh có số lượng giới hạn là vậy!
Gắn bó với lĩnh vực bảo tồn, trùng tu, mỗi khi được mời tham dự các buổi sáng tác hay thiết kế cái gì đó mới mẻ anh rất hào hứng. Được lựa chọn gửi gắm, anh sẽ thoả sức sáng tạo và khéo léo làm nổi bật được nét văn hoá cổ xưa đan xen văn hoá hiện đại mà không làm mất đi ý nghĩa lịch sử vốn có. Đặc biệt, gần đây là bức tranh bằng gốm – “siêu loại y nhân” kích thước 15 m x 3 rất đặc sắc, được anh chế tác riêng cho Bảo tàng Văn hoá của huyện Gia Lâm sắp được ra mắt.
Theo anh: “văn hoá là liên tục tiếp biến, văn hoá từ trong bản địa, trong dân chúng, cộng đồng sinh ra”. Nên linh vật từng thời kỳ có một dấu ấn riêng và đặc biệt. Cũng vì đam mê và yêu thích mà các mẫu mã linh vật của các thời kỳ được anh tìm hiểu khá kỹ và cầu kỳ đến từng chi tiết. Hàng chục mẫu con linh vật được anh tiếp biến văn hoá từ các thời kỳ trước, một trong số đó giành được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi cấp quốc gia và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận là sản phẩm tiêu biểu của người Việt.
Đối với linh vật trong văn hoá Việt anh cho biết, cần phải hiểu đúng về thời kỳ mà chúng được sinh ra. “Đẹp xấu chúng ta sẽ không bàn, vì đẹp xấu là do cảm xúc. Còn đúng sai thì chỉ có tác giả mới hiểu thế nào là đúng là sai. Chúng ta là những người đi sau, theo quan điểm cá nhân anh, làm cho người khác thấy đây chính là linh vật của dân tộc đó là thành công".
Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, văn hoá ít nhiều bị phai nhạt. Tuy nhiên, linh vật được thể hiện rõ ràng và đậm nét hơn cả là thời nhà Lý. Chịu ảnh hưởng bởi Phật giáo vào Việt Nam là rất lớn đặt biệt là thời Lý - Trần. Khi sang tới Việt Nam bản thân con sư tử đã khác… ngày nay, ở đền bà Tấm có tượng sư tử đứng đội toà sen, dưới toà sen có chữ vương. Ở chùa Phật Tích có tượng sư tử chầu… có hai nơi được coi là đại diện cho văn hoá thời nhà Lý… ở giai đoạn này, thì Phật giáo được kính trọng và xếp vào bậc Vương.
Trong Phật giáo có hình tượng "Phật sư", nghĩa là con sư tử nhà Phật. Mang tính Phật, làm bớt đi những điều hung dữ, lược bỏ yếu tố mãnh thú, trở thành con sư tử của Phật. Lời thuyết pháp của Phật như “sư tử hống” (tiếng rống của sư tử), biểu thị uy lực và sức mạnh của Phật pháp quy nạp được tất thảy chúng sinh. Thế của sư tử ngồi là sư tử tòa - chỗ ngồi của Phật… giai đoạn nào thì văn hoá đó, thời đại nào, lịch sử ấy… rõ ràng từng giai đoạn.
Ở Triều Lý, người ta gọi là sư tử, đặc biệt gọi là liên sư vương, sư tử đội toà sen. Qua Triều Lý sang tới Triều Trần thì có sự biến đổi, tiếp biến văn hoá. Đặc biệt, khi về đền Trần ở Nam Định, ở mỗi bậc đá sẽ có một con sấu. Mặc dù gọi là sấu nhưng thân của nó vẫn thể hiện là thân của sư tử. “Trên thực tế, gọi là sấu là chệch âm của con sóc – anh nói”.
Riêng thời đại nhà Trần, con sấu là linh vật hiện thân từ thời nhà Lý gửi gắm, nhưng có lẽ lúc này các linh vật cần thể hiện được sức mạnh, linh hoạt, uyển chuyển nhanh nhẹn hơn… thể hiện qua các dấu mốc lịch sử, nhà Trần có 3 lần đại thắng quân Nguyên – Mông. Linh vật ở thời kỳ này cần có sự tiếp biến để phù hợp. Dáng dấp vẫn là sư tử, nhưng phần bông đuôi lại thể hiện sự nhịp nhàng của con sóc, do đó linh vật ở thời kỳ này gọi là sấu. Sang thời đại nhà Hồ, vẫn có sự ảnh hưởng bởi giai đoạn trước nên không có sự thay đổi nhiều. Tiếp đến Triều Lê, Phật giáo lúc này bị suy… Nho giáo, Lão giáo nổi lên, nghê xuất hiện. Tuy nhiên, nếu tính theo niên đại thì cái tên nghê đã có từ lâu rồi. “Ngày xưa các cụ thường hay ví, ‘kình nghê vui thú kình nghê, tép tôm yên phận với bề tép tôm’, là chỉ những gia đình khá giả mới trưng bày linh vật là vậy - anh chia sẻ”.
Theo anh, nghê là linh vật do người Việt sáng tạo ra, là hóa thân của con chó hay còn được gọi là linh khuyển, được nâng tầm lên để ngang hàng với tứ linh (long – lân – quy – phụng). Là con vật canh giữ về mặt tinh thần, chống lại tà ma, ác quỷ. Nghê không chỉ xuất hiện trong các làng quê Bắc Bộ mà còn hiện diện trong các kiến trúc cung đình, đền, chùa… được thiêng hoá theo từng giai đoạn, từ trần tục trở thành thiêng hoá rồi linh hoá và phát triển rực rỡ… nhiều nơi còn gọi linh khuyển là ông Hoàng.
Ở giai đoạn Trịnh - Nguyễn, linh vật xuất hiện không còn rõ ràng nữa mà được hoá đổi thành long. Từ mai hoá long, trúc hoá long, mây hoá long… người ta mượn bất kỳ một đường cong nào để hoá… như là một ước nguyện để hiện thực nó. Đây chính là sự tiếp biến của văn hoá qua mỗi tiến trình của lịch sử. Ở giai đoạn này, văn hoá bị ảnh hưởng rất nhiều dưới thời nhà Minh. Bản thân linh thú Triều Nguyễn nổi bật không còn là nghê, sấu mà là long, mã… bây giờ vào Huế, có thể dễ dàng nhìn thấy các tác môn, nổi bật là long, mã. Văn hoá ở thời kỳ này được giao thoa…
Nói chung về linh vật trong văn hoá Việt anh cho rằng, Triều Lê được coi là triều đại trải dài của lịch sử, rực rỡ về kiến trúc và thời đại văn hoá, đúng bản sắc văn hoá, đúng kiến trúc hơn các triều đại khác…
Các linh vật qua từng thời kỳ đều có dấu ấn riêng có, thì hổ được xếp vào con vật mạnh mẽ nhất trong thập nhị địa chi – 12 con giáp, được coi là mãnh thú. Người sinh ra trong năm Dần, tính cách cũng mạnh mẽ hơn so với các con giáp khác. Anh cho rằng, điều thú vị nữa đối với linh vật này nằm ở danh xưng, ngoài cái tên hổ thì nó còn được gọi với bốn cái tên khác: là ông ba muơi theo tín ngưỡng, ở miền sơn cước gọi hổ là con cọp, theo 12 con giáp là Dần, quốc tế hoá là Tiger. Các cụ xưa thường ví những người muốn lưu danh thì phải nhìn vào con hổ. Các con vật khác, con nào cũng có giá trị riêng, tuy nhiên con hổ được ưu ái hơn chăng… “hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh” - hổ chết để lại da, người chết đi để lại danh, chính vì thế mà hổ rất được coi trọng và được người dân tôn kính. Anh cũng hi vọng sang năm Nhâm Dần mọi thứ sẽ tốt hơn, cách suy nghĩ cách làm việc sẽ tích cực hơn… nếu mỗi người đều để ý và nghĩ về ẩn ý sâu xa của linh vật này thì ý thức sẽ khác.
Qua các thời kỳ, hổ không phát triển nhưng lại xuất hiện khá nhiều, hổ không đại diện cho chính thể nào mà đại diện cho cả dân tộc và gắn liền với tín ngưỡng dân gian của người Việt. Ngày nay, dân ta có tục lệ thờ Quan ngũ hổ. Hình tượng ngũ hổ không chỉ tượng trưng cho ngũ hành với mối quan hệ tương sinh, tương khắc trong vũ trụ mà còn thể hiện quyền uy của mỗi vị thần trong phép nhà Thánh. Trong đó, Hoàng Hổ tướng quân giữ vai trò Trưởng trung cung, có nhiều quyền phép, trấn giữ điều lệnh các phương. Ông là vị lãnh chúa cao nhất, thâu tóm mọi uy quyền, quyết định âm phù dương trợ cho dân gian.
Ngũ hổ trấn giữ ngũ phương tuân theo quy luật ngũ hành: Hoàng Hổ (màu vàng – hành thổ) ở vị trí chính giữa ứng với trung ương chính điện, Thanh Hổ (màu xanh – hành mộc) ứng với phương Đông, Bạch Hổ (màu trắng – hành kim) ứng với phương Tây, Xích Hổ (màu đỏ – hành hỏa) ứng với phương Nam, Hắc Hổ (màu xám đen – hành thủy) ứng với phương Bắc.
Chia sẻ về những thành tựu mà mình đã đạt được trong suốt quá trình làm nghề, người nghệ nhân sinh ra từ “quê lúa” ấy giản dị và chân chất cho rằng: “những giải thưởng mà anh có được phần nào đó là nhờ vào sự may mắn”. Theo anh, đã là người thợ thì làm việc phải thật chỉn chu và trân trọng những giá trị của cha ông đã để lại, việc của mình là thể hiện như thế nào để khẳng định được văn hoá của dân tộc. Và qua mỗi một năm, ngoài các sản phẩm, mẫu mã cần sáng tạo thì anh sẽ tự đặt cho mình một kế hoạch gì đó thật đặc biệt, đây cũng là cách mà anh tri ân với bạn bè và đối tác thân thiết.
Năm Nhâm Dần sắp đến, có lẽ sẽ là một năm đặc biệt đối với người nghệ nhân tuổi Dần này! Bởi vài năm trở lại đây, ngay chính tại tư gia, anh sẽ biến không gian riêng tư ấy thành một khu trưng bày để thiết đãi bạn bè, mãn nhãn với các tác phẩm mà anh yêu thích. Năm ngoái, anh vẽ bức tranh 12 con giáp… chế tác bộ gốm về trâu biểu trưng cho năm Tân Sửu. Năm nay, anh đang ấp ủ một số tranh vẽ và điêu khắc, bút pháp về hổ… khoảng vài chục tác phẩm, kế hoạch đang thực hiện được 60%.
Có lẽ, với sự yêu thích về dòng gốm linh vật nên các năm gần đây anh cũng dành một sự ưu tiên nhất định để thoả sức sáng tạo. Không chỉ tài hoa và giản dị, anh còn có một hậu phương cực kỳ vững chắc - người đồng hành cùng sáng tạo, cùng chí hướng và cô con gái lớn rất đa tài. Vừa trò chuyện, anh vừa chia sẻ cuốn lịch do chính con gái anh thực hiện. Nhìn cách anh say xưa kể và thuyết minh về từng bức tranh trên tờ lịch cho thấy tình yêu thương vô bờ mà anh dành cho con gái của mình.
Trò chuyện cùng anh, trong khung cảnh đầy thi vị thấp thoáng bóng hình của một làng quê hiện về, tạo cho câu chuyện thêm phần thật đến dung dị. Anh bảo rằng, văn hoá là một phạm trù rất rộng và mỗi người sẽ có cách cảm nhận và thể hiện khác nhau. Còn riêng với cá nhân anh, văn hoá gắn liền với anh từ thơ bé, từ câu hát ru ầu ơ của mẹ, từ những cách diều trên đồng cỏ mênh mông và từ những lần ngồi nặn tò he bằng đất sét… nó ngấm vào máu thịt và cứ thế cuộn chảy.
Chính vì được sinh ra từ vùng quê “5 tấn” ấy, văn hoá truyền thống với anh nó là một điều gì đó rất gần gũi và thân thuộc. Đừng ai chê văn hoá nhà quê là lạc hậu. Và như khẳng định cho điều mình vừa chia sẻ, anh cho biết, “hãy thử một lần đi tận cùng nhà quê ấy, bạn sẽ biết bạn đứng ở chỗ nào. Và cứ tìm hiểu thật sâu cái sự lạc hậu ấy, bạn sẽ biết mình là ai”. Tự nhận mình là “gã nhà quê” thích sống “lang thang điền giã” nên có lẽ vì thế mà anh hiểu được rất nhiều về văn hoá qua những chuyến lang thang, phiêu bạt đó. Và với cách tìm hiểu văn hoá đến tận cùng ấy, nên các tác phẩm của anh rất sống động và có hồn. Có đi thì mới biết, có sống cùng thì mới hiểu và phải khi cùng sống, cùng làm, bạn sẽ hiểu được văn hoá đó như thế nào - anh chia sẻ.
Không khí Tết dường như đang hối hả ngoài kia, bên ấm trà thơm ấm nóng trong căn phòng mộc mạc đậm chất quê, chúng tôi ngồi tản mạn về linh vật trong văn hoá Việt, nhưng có lẽ là chưa đủ để nói hết... với những dự định của anh, chúng tôi sẽ còn nhiều chuyện để nói, để bàn và chia sẻ với nhau. Nếu như năm nay dịch dã không khắc nghiệt như thời gian vừa qua thì anh đã có một buổi triển lãm “linh thú thời nay” như đã từng chia sẻ trước đó. Khi được hỏi về cuộc triển lãm này, ẩn sâu trong đôi mắt ấy, lấp lánh niềm vui và đan cả những suy tư về nghề: “chắc phải sang năm, để dịch bớt lại, anh sẽ thực hiện tiếp những kế hoạch dang dở”. Triển lãm có tên – “chuyện nghề tôi kể…” như là một câu chuyện về nghề, nói lên tâm tư của người lao động - một người thợ… sẽ có một cuốn sách gồm các bức ảnh thể hiện xuyên suốt quá trình làm nghề của anh bao gồm các mảng về: Phật pháp, linh vật, kiến trúc… hi vọng rằng sang năm Nhâm Dần, các kế hoạch của anh sẽ thực hiện được.
Hoàng Lan
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Nghệ nhân /
- Trần Nam Trước /
- Tản mạn về linh vật /
- Văn hóa Việt /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
42 tác phẩm đạt Giải Báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ 2
DNTH: Tối 10/12, tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam...
Những điểm đến ẩm thực mới sang-xịn-mịn tại Sa Pa
DNTH: Tháng 12, Sa Pa ra mắt nhiều địa chỉ ẩm thực mới, sang, xịn, gia tăng thêm lựa chọn cho du khách trẻ và những người thích một chút lãng mạn.
“Kiến trúc Hà Nội – Giao thoa văn hóa Việt – Pháp”- một góc nhìn mới của những người trẻ về kiến trúc thủ...
DNTH: Ngày 6/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sun Group và Công ty CP Xây dựng Kiến trúc AA đã ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội – Giao thoa văn hóa Việt –Pháp”. Vượt qua giá trị của một cuốn sách nghệ thuật, đây có thể xem như một công...
Lễ hội Đình Cả: Rực rỡ sắc màu văn hóa làng quê Bắc Bộ
DNTH: Hàng năm vào tháng 11 âm lịch, Lễ hội truyền thống Đình Cả tại xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương lại được tổ chức long trọng, mang đậm dấu ấn cũng như màu sắc văn hóa truyền thống quê hương, thu hút sự quan tâm...
Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn 2024: “Cuộc hội ngộ” của những thanh âm chạm vào cuộc...
DNTH: Chỉ trong vòng 5 ngày trước khi kết thúc nhận tác phẩm (15/11), hàng chục tác phẩm phát thanh dự thi ồ ạt gửi về, nâng tổng số tác phẩm dự thi ở Phát thanh – Podcast - hạng mục lần đầu tiên được đưa vào Giải báo chí toàn...
Temu dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, người mua cần làm ngay 2 điều để bảo vệ quyền lợi
DNTH: Phiên bản tiếng Việt trên website Temu đã bị gỡ bỏ.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...