Tăng cường phòng chống rét cho đàn gia súc ở Nghệ An

13:46 | 26/12/2023

DNTH: Để ứng phó với diễn biến cực đoan của thời tiết, giảm thiểu tối đa rủi ro đối với gia súc, người dân vùng núi Nghệ An đã thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ vật nuôi.

Hỗ trợ người dân ứng phó giá rét cho vật nuôi

Những ngày qua, do không khí lạnh mạnh liên tục tăng cường và bổ sung khiến nền nhiệt độ tại địa bàn cùng núi cao phía Tây của tỉnh Nghệ An xuống thấp, thậm chí có thời điểm xuống thấp chỉ 2 độ C, gây nên tình trạng rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sinh hoạt, công tác, lao động sản xuất của người dân và các lực lượng trên địa bàn khu vực biên giới.

Dân sinh - Tăng cường phòng chống rét cho đàn gia súc ở Nghệ An
 Lực lượng biên phòng Nghệ An xuống nhà dân giúp đỡ, hỗ trợ các biện pháp chống rét.

Trong hai ngày 23 và 24/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã cử các tổ công tác xuống địa bàn các bản của xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ Nhân dân các biện pháp phòng chống, tránh rét cho người và vật nuôi.

Các tổ công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các hộ dân chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc lớn di chuyển đàn gia súc từ vùng cao xuống vùng thấp; di chuyển gia súc chăn thả ngoài rừng, ruộng, rẫy về chuồng trại; giữ gìn vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn gió lùa, đốt lửa giữ ấm, chủ động dự trữ nguồn thức ăn đảm bảo phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi.

Thiếu tá Nguyễn Tuấn Anh, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn, thông tin, trước tình hình thời tiết rét đậm, rét hại còn tiếp tục kéo dài, Ban chỉ huy đồn đã triển khai các biện pháp phòng tránh giá rét để không ảnh hưởng đến công tác, sinh hoạt và sẵn sàng chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ.

Bên cạnh đó, thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến tình hình không khí lạnh; tăng cường thông tin để người dân địa phương nắm được, chủ động các biện pháp ứng phó, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thời tiết giá rét đến mức thấp nhất.

Dân sinh - Tăng cường phòng chống rét cho đàn gia súc ở Nghệ An (Hình 2).
Bổ sung thức ăn cho vật nuôi và đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò.

Tại đồn Biên phòng Tam Hợp, huyện Tương Dương, các chiến sĩ cũng đã cử cán bộ đến từng hộ gia đình tuyên tuyền, vận động người dân không thả gia súc gia cầm, triển khai che chắn tránh gió lùa, bổ sung thức ăn cho vật nuôi và đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò.

Trung tá Ngô Văn Thiện, Chính trị viên đồn Biên phòng Tam Hợp cho biết, đồng bào trên địa bàn chăn nuôi chủ yếu ở trong rừng nên đơn vị đã cử các cán bộ thông thạo ngôn ngữ, phong tục của đồng bào đến từng hộ gia đình tuyên truyền vận động, giúp người dân che chắn chuồng trại, hướng dẫn cách chống rét, bổ sung thức ăn và không thả rông vật nuôi tại chỗ.

Hiện tại trên địa bàn các xã: Tam Hợp (Tương Dương); Na Ngoi, Nậm Cắn, Keng Đu, Đoọc Mạy (Kỳ Sơn),... nhiệt độ xuống dưới 10 độ. Dự báo thời tiết rét đậm có thể kéo dài nên các đơn vị đồn biên phòng tiếp tục triển khai lực lượng xuống địa bàn để hỗ trợ người dân trong phòng, chống rét cho vật nuôi.

Đôn đốc phòng, chống rét cho Nhân dân, cây trồng, vật nuôi

Ngày 24/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài.

Công điện nêu: Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh cường độ mạnh, tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã xảy ra rét đậm, rét hại, vùng núi cao xuất hiện băng giá làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân và chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, rét đậm, rét hại có thể còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới; nền nhiệt tiếp tục xuống thấp cùng với mưa phùn, độ ẩm cao và nguồn thức ăn khan hiếm sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, sức đề kháng và sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

Dân sinh - Tăng cường phòng chống rét cho đàn gia súc ở Nghệ An (Hình 3).
 Thời tiết lạnh kéo dài, vì vậy cần "kích hoạt" các biện pháp bảo vệ gia súc, gia cầm.

Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, bảo vệ sức khoẻ của người dân, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất đối với sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khoẻ và sinh kế của người dân, đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhất là các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành có liên quan tổ chức theo dõi sát diễn biến thời tiết, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp chống rét, bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người dân (không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín tránh xảy ra sự cố đáng tiếc, gây thiệt hại về người); phòng, chống cháy nổ khi sưởi ấm; đặc biệt chú ý chống rét và các diễn biến thời tiết khắc nghiệt khác cho người cao tuổi, trẻ em và người yếu thế...

Tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản nhằm giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là; kịp thời tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở, nhất là các xã vùng cao để trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống rét cho nhân dân, cây trồng, vật nuôi; tuyên truyền, vận động, phổ biến cho Nhân dân các phương pháp, kỹ năng phòng, chống rét an toàn, hiệu quả, nhất là cho người cao tuổi, người có bệnh nền, trẻ em…

Những hộ chăn thả gia súc trong rừng phải thực hiện việc di chuyển đàn vật nuôi về nhốt tại chuồng hoặc đến những nơi kín gió, có đủ điều kiện đảm bảo cho đàn gia súc tránh rét; không chăn thả, không cho trâu, bò làm việc khi xảy ra rét đậm, rét hại; áp dụng chế độ chăn thả muộn, về sớm. Đồng thời, vận động người dân chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh cũng như thức ăn tinh cho gia súc, đảm bảo đủ thức ăn cho gia súc trong vụ Đông - Xuân.

Chủ động bố trí ngân sách địa phương, Quỹ phòng, chống thiên tai và các nguồn lực tại chỗ để kịp thời phục vụ công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho vật nuôi, thủy sản và cây trồng; kịp thời hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc, gia đình chính sách để gia cố, che chắn chuồng trại, ao giống, vườn cây giống, nhất là mạ xuân và mua thức ăn tinh cho đàn gia súc ăn cỏ, phân bón, chế phẩm sinh học tăng sức chống chịu lạnh cho cây trồng.

Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra tình trạng thiệt hại về người và cây trồng, vật nuôi bị chết nhiều do chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng, chống đói, rét (nhất là rét đậm, rét hại), dịch bệnh cho người dân và cây trồng, vật nuôi trên địa bàn.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN