Tăng hàm lượng tri thức, khoa học công nghệ trong nông nghiệp
07:41 | 02/10/2024
DNTH: Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được coi là mũi nhọn, là chìa khoá thành công, tạo nền tảng cho phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Diễn đàn Công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong khuôn khổ Techconnect & Innovation 2024 - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Trong khuôn khổ Sự kiện Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techconnect & Innovation) năm 2024, ngày 1/10, Bộ KH&CN phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức "Diễn đàn Công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn".
Theo ông Nguyễn Mai Dương, Cục trưởng Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ KH&CN), trong 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, KHCN đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...
Nhờ ứng dụng KHCN, năng suất một số vật nuôi, cây trồng của Việt Nam đạt cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới như: Năng suất lúa cao nhất trong các nước ASEAN (gấp 1,5 lần Thái Lan), cà phê có năng suất đứng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Brazil), năng suất hồ tiêu đứng đầu thế giới, cao su đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Ấn Độ), cá tra với năng suất 500 tấn/ha cũng cao nhất thế giới...
Trong bối cảnh hiện nay, ngành nông nghiệp phải đối mặt với những khó khăn thách thức từ tác động của giá vật tư đầu vào và giá lương thực, thực phẩm tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng; dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; sự thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng, đặc biệt là thị trường trong nước; biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn luôn là nguy cơ tiềm ẩn...
Để biến thách thức thành cơ hội, ngành nông nghiệp đã đưa ra rất nhiều các định hướng chiến lược, chính sách và giải pháp để nông nghiệp vẫn là "trụ đỡ" của nền kinh tế, trong đó phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo luôn được coi là mũi nhọn, là chìa khoá thành công, tạo nền tảng cho phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Chia sẻ về định hướng phát triển KHCN trong ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN&PTNT) cho biết, ngành nông nghiệp đang chuyển tư duy "sản xuất nông nghiệp" sang "kinh tế nông nghiệp".
Cụ thể là từ phạm vi sản xuất nông nghiệp sang tích hợp đa ngành dịch vụ, công nghiệp; từ đơn giá trị nông sản sang tích hợp sản phẩm đa giá trị; từ tập trung hỗ trợ người sản xuất sang hỗ trợ tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị.
Bộ NN&PTNT cũng đặt mục tiêu tăng hàm lượng tri thức và KHCN, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp; kích hoạt các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, tuần hoàn, chuỗi giá trị, thông minh, chia sẻ.
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang tập trung triển khai một số chương trình trọng điểm KHCN và đổi mới sáng tạo ngành nông nghiệp như: Phát triển công nghệ sinh học; phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, thích ứng biến đổi khí hậu; nghiên cứu phát triển và áp dụng công nghệ số và các giải pháp KHCN phục vụ xây dựng nông thôn mới.

PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch chia sẻ tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Hoàng Giang
Giúp người nông dân tiếp cận với các kiến thức, kỹ thuật mới
Chia sẻ về hoạt động khuyến nông, ông Lê Minh Lịnh, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) cho biết, thời gian qua, nhiều kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới đã được chuyển giao vào sản xuất thông qua hoạt động khuyến nông.
Từ đó, người nông dân được tiếp cận với các kiến thức, kỹ thuật mới, giúp họ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.
Ông Lê Minh Lịnh đề xuất Bộ NN&PTNT quan tâm, bố trí nguồn lực cho hoạt động nghiên cứu KHCN trong nông nghiệp, đặc biệt ưu tiên trong lĩnh vực chăn nuôi, khai thác thuỷ sản, bảo quản, chế biến nông sản.
Đối với các tổ chức nghiên cứu, quản lý KHCN, cần công bố, cập nhật thường xuyên các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để tuyên truyền phổ biến, chuyển giao vào sản xuất; chủ động đề xuất thí điểm các nghiên cứu mới về kỹ thuật, tổ chức quản lý phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Chia sẻ về thực trạng và nhu cầu phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch, PGS.TS Phạm Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN&PTNT) cho biết, trồng trọt là một trong những lĩnh vực chủ chốt của ngành nông nghiệp khi giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm từ 64 - 68% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, chủng loại sản phẩm chế biến chưa phong phú; sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chiếm tỉ lệ vẫn thấp (10 - 40% tùy ngành hàng).
Đối với mặt hàng thủy sản, hhện tổng sản lượng khoảng 8,4 triệu tấn/năm, trong đó khai thác 3,84 triệu tấn và nuôi trồng 4,56 triệu tấn. Tuy vậy, chất lượng sản phẩm chế biến chưa cao, tính cạnh tranh thấp, giá trị thấp, giá xuất khẩu thường thấp hơn giá thị trường thế giới cùng loại 10 - 15%.
Theo PGS.TS Phạm Anh Tuấn, hiện nay, trình độ công nghệ thuộc lĩnh vực bảo quản, chế biến sau thu hoạch của Việt Nam nằm ở mức trung bình tiên tiến so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Để thúc đẩy công tác nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo nói chung và lĩnh vực bảo quản chế biến sau thu hoạch nói riêng, cần tập trung nguồn lực (nhân lực và vật lực) theo từng giai đoạn để tăng cường năng lực nghiên cứu đối với các tổ chức KHCN công lập trong bối cảnh nâng cao tính tự chủ và cải cách tiền lương; tạo môi trường sinh thái từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai ứng dụng (viện, trường, doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách cần tháo gỡ, đổi mới và đồng bộ để khuyến khích, tạo được động lực cho các nhà khoa học...
Theo Báo Chính Phủ
Nguồn: https://baochinhphu.vn/tang-ham-luong-tri-thuc-khoa-hoc-cong-nghe-trong-nong-nghiep-102241001173459579.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Techconnect /
- Đổi mới sáng tạo /
- Bộ NN&PTNT /
- khoa học công nghệ /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ
DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025
Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp
DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng, khí nhà kính giảm
DNTH: Các mô hình thí điểm canh tác lúa giảm phát thải đang được thực hiện ở ĐBSCL cho thấy triển vọng về tăng hiệu quả kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính.

Kon Tum chào đón nhà đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Kon Tum đang thể hiện sự quyết tâm khi đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến sâu.

Tận dụng lợi thế, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn vào nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Tây Ninh xác định phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi chiến lược và mang tính đột phá, tạo động lực quan trọng để nâng tầm ngành nông nghiệp của tỉnh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...