Tăng tốc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất

09:44 | 10/07/2020

DNTH: Chiều 9/7, Thứ trưởng NN-PTNT Lê Quốc Doanh dẫn đầu đoàn công tác tham quan mô hình làm mạ khay, cấy máy, phun thuốc bằng máy bay không người lái.

Thứ trưởng NN-PTNT Lê Quốc Doanh (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra cơ sở sản xuất mạ khay tại Hải Dương. Ảnh: Tùng Đinh. 

Thứ trưởng NN-PTNT Lê Quốc Doanh (thứ 2 từ phải qua) kiểm tra cơ sở sản xuất mạ khay tại Hải Dương. Ảnh: Tùng Đinh. 

Ông Vũ Đình Tam, Giám đốc HTX sản xuất dịch vụ nông nghiệp Mộ Trạch (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) cho biết, đã có 607 hộ dân tự nguyện tham gia vào HTX. Đơn vị bắt đầu xây dựng và triển khai dịch vụ sản xuất mạ khay từ năm 2016. Tổng diện tích sản xuất mạ khay mà HTX đảm nhận trong năm 2019 là trên 200ha.

Để đầu tư phát triển dịch vụ, HTX đã đầu tư 6 máy cấy phục vụ người dân, năng lực cấy khoảng 4ha/ngày. Mỗi một khay mạ khi tới tay người dân có giá khoảng 18 nghìn đồng.

Sở NN-PTNT Hải Dương cho biết, diện tích gieo cấy lúa hằng năm của địa phương khoảng 115.000ha. Những năm qua, Hải Dương đã quan tâm phát triển cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, đẩy mạnh áp dụng máy móc trong khâu gieo và cấy lúa.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp, các khâu như làm đất, thu hoạch áp dụng cơ giới hóa tương đối tốt. Tuy nhiên, khâu gieo và cấy lúa, phương pháp thủ công vẫn chiếm đa số. Vài năm qua, một số địa phương đã bắt đầu thúc đẩy cơ giới hóa khâu này.

Thứ trưởng đánh giá, phương pháp này không những nâng cao năng suất và giảm rất nhiều chi phí về nhân công, thuốc BTVTV, phân bón, nước tưới. Theo Thứ trưởng, khâu khó nhất và cần giải quyết hiện nay là làm mạ khay sao cho thật đơn giản, giảm giá thành sản xuất giúp người dân dễ tiếp cận.

Đồng thời, các địa phương phải hình thành được các tổ dịch vụ, HTX. Đặc biệt, muốn cơ giới hóa, phải làm tốt công tác dồn điền đổi thửa. Đây là bước rất quan trọng, giúp giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất hoạt động của máy cấy.

Trình diễn cấy máy mạ khay trên cánh đồng xã Tân Hồng (Bình Giang). Ảnh: Tùng Đinh.

Trình diễn cấy máy mạ khay trên cánh đồng xã Tân Hồng (Bình Giang). Ảnh: Tùng Đinh.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Lê Quốc Thanh cho biết, hiện nay, đơn vị cũng như Bộ NN-PTNT đang thúc đẩy mạnh mẽ việc đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất. Tuy nhiên, việc sử dụng máy cấy vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù rất nhiều giải pháp, chương trình thúc đẩy được đưa ra.

Theo ông Thanh, để tăng tỷ lệ diện tích cấy bằng máy, cần áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Đó là tiếp tục đẩy mạnh dồn điền đổi thửa đồng ruộng. Hình thành các tổ sản xuất trọn gói, giảm giá thành sản xuất.

Không chỉ về mặt kỹ thuật, quan trọng không kém là làm thế nào chuyển đổi nhận thức sản xuất của người dân. Bên cạnh những thửa ruộng cấy mạ khay, là hình ảnh không ít người phụ nữ vẫn cặm cụi cấy lúa trong thời tiết trên 40oC.

“Theo tôi, phải đồng bộ hóa từ hạ tầng cho tới các dịch vụ để hấp dẫn người dân tham gia. Còn về nhận thức, tôi cho rằng, việc này phải có thời gian. Nhưng chắc chắc, nếu các cấp chính quyền vào cuộc quyết liệt, cộng với các gói hỗ trợ từ Trung ương, nhận thức người dẫn sẽ sớm thay đổi”, ông Thanh chia sẻ.

 

Theo KẾ TOẠI/Báo Nông Nghiệp

https://nongnghiep.vn/tang-toc-ap-dung-co-gioi-hoa-vao-san-xuat-d268139.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN