Tập đoàn Lộc Trời nợ nông dân An Giang hơn 204,6 tỷ đồng tiền mua lúa
08:57 | 03/05/2024
DNTH: Tính đến ngày 24/4/2024, Tập đoàn Lộc Trời đã thanh toán được 235,192 tỷ đồng cho các hộ trồng lúa, số tiền còn lại chưa thanh toán cho nông dân là 204,697 tỷ đồng.
Nợ tiền mua lúa của nông dân hàng trăm tỷ đồng
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang, trong vụ Đông Xuân 2023-2024 diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa, là 31.298 ha, với 27 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ với 25 Hợp tác xã (HTX), 2 Liên hiệp HTX và các tổ, nhóm nông dân.
Tiến độ thu mua đến nay đạt 22.486 ha, hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang trong quá trình thu mua lúa của nông dân tham gia ký kết. Trong đó, phần lớn diện tích liên kết sản xuất và tiêu thụ với Tập đoàn Lộc Trời, vụ Đông Xuân 2023-2024 Tập đoàn Lộc Trời đã ký hợp đồng tiêu thụ trên 16.070 ha. Đến nay, Tập đoàn Lộc Trời đã thực hiện thu mua 10.501 ha.

Ngày 11/4/2024, Sở NN&PTNT đã chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời về tình hình liên kết tiêu thụ lúa trong vụ Đông Xuân 2023-2024.
Theo đại diện Tập đoàn Lộc Trời thì tổng số tiền mua lúa mà Tập đoàn chưa thanh toán cho nông dân tại An Giang là hơn 245,618 tỷ đồng (của 928 nông dân), thời gian nợ lâu nhất là 30 ngày, tập trung trên địa bàn các huyện: Châu Phú, Phú Tân, Tri Tôn, Thoại Sơn và Châu Thành.
Nguyên nhân do lượng lúa thu hoạch đồng loạt dẫn đến khó khăn trong thu xếp dòng tiền từ vay vốn của các ngân hàng để thanh toán cho nông dân chưa kịp thời; Tập đoàn Lộc Trời tham gia xuất khẩu với số lượng lớn, tuy nhiên tiền thanh toán của khách hàng quốc tế trả chậm dẫn đến nguồn tiền thanh toán cho người dân không đúng theo hợp đồng.
Phương thức vay của các ngân hàng có thay đổi nên Tập đoàn Lộc Trời khó khăn trong tiếp cận vốn vay.
Đại diện Tập đoàn Lộc Trời đã cam kết thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thanh toán tiền mua lúa: Tích cực làm việc với các ngân hàng, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, ưu tiên giải ngân tiền mua lúa trong dân; cam kết hỗ trợ lãi suất 0.6%/tháng (7.2%/năm) cho việc trễ hạn từ ngày thứ 6 trở đi (tính từ ngày cân lúa); cung cấp thuốc, phân, giống cho nợ đến cuối vụ để nông dân kịp thời tổ chức lại sản xuất đúng theo lịch mùa vụ Hè Thu 2024.
Khẩn trương chi trả như cam kết và trả dứt điểm toàn bộ số tiền còn nợ nông dân chậm nhất đến ngày 26/4/2024; cam kết tiếp tục đồng hành, thực hiện các vùng nguyên liệu, đặc biệt là tham gia vào thực hiện đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 như các cam kết trước đây.
Tuy nhiên đến ngày 24/4/2024, tình hình Tập đoàn Lộc Trời có khả năng không hoàn thành được các nội dung như cam kết. Do đó, Sở NN&PTNT tiếp tục chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp cùng đại diện Tập đoàn Lộc Trời (lần 2).
Tại cuộc họp, đại diện Tập đoàn Lộc Trời cho biết, từ ngày 11/4/2024 đến ngày 24/4/2024, Tập đoàn tiếp tục thanh toán một phần tiền mua lúa cho nông dân được 56,835 tỷ đồng. Luỹ kế đến ngày 24/4/2024, Tập đoàn Lộc Trời đã thanh toán được 235,192 tỷ đồng, số tiền còn lại chưa thanh toán cho nông dân là 204,697 tỷ đồng (bao gồm 15,912 tỷ đồng tiền mua lúa của nông dân sau ngày 11/4/2024).
Cũng tại cuộc họp Tập đoàn Lộc Trời tiếp tục nêu lý do thanh toán tiền lúa cho nông dân không đúng như cam kết tại biên bản làm việc ngày 11/4/2024 là do chưa thu xếp kịp dòng tiền từ việc vay vốn của các ngân hàng để thanh toán cho nông dân như cam kết.
Tập đoàn Lộc Trời tham gia xuất khẩu với số lượng lớn, tuy nhiên tiền thanh toán của khách hàng quốc tế trả chậm dẫn đến nguồn tiền thanh toán cho người dân chậm trễ.
Trước tình hình trên, ngoài các cam kết trước đây vào ngày 11/4/2024, đại diện Tập đoàn Lộc Trời cam kết tiếp tục khẩn trương làm việc với các ngân hàng, đối tác để ưu tiên giải ngân tiền cho Tập đoàn Lộc Trời để Tập đoàn Lộc Trời chi trả tiền mua lúa cho nông dân.
Tập đoàn Lộc Trời cam kết chi trả lãi suất 0.8%/tháng (9.6%/năm) cho nông dân từ ngày 27/4/2024 trở về sau. Thời gian cam kết chi trả: mỗi tuần trả một phần và trả dứt điểm đến ngày 20/5/2024.
Trong trường hợp nông dân, hợp tác xã có nguyện vọng muốn trao đổi trực tiếp, Tập đoàn Lộc Trời sẽ bố trí nhân viên tiếp nông dân tại các nhà máy lương thực và trụ sở/văn phòng của Tập đoàn Lộc Trời.
Đề nghị thanh toán dứt điểm tiền mua lúa cho nông dân
Sở NN&PTNT tỉnh An Giang đề nghị Tập đoàn Lộc Trời nhanh chóng thực hiện thỏa thuận cụ thể với nông dân, hợp tác xã …đã thu mua lúa để có sự đồng thuận, thống nhất từ nông dân. Thực hiện việc thanh toán ưu tiên với những người dân có thời gian nợ lâu; đồng thời nắm bắt và xử lý kịp thời những trường hợp người dân cần tiền trả nợ ngân hàng, nhu cầu thiết yếu phục vụ gia đình.
Triển khai công tác tiếp nông dân, hợp tác xã tại các nhà máy, chi nhánh và các điểm tư vấn ở các vùng nguyên liệu của Tập đoàn Lộc Trời. Cần lắng nghe nông dân trình bày và thống nhất phương án phù hợp nhất với nông dân.
Quán triệt đầy đủ thông tin đến lực lượng nhân viên làm việc trực tiếp với nông dân về việc thanh toán chậm trễ, không đúng theo cam kết; thực hiện việc chi trả lãi suất sau ngày 26/4/2024 với mức lãi suất 0,8%/tháng (9,6%/năm).
Khẩn trương tìm giải pháp thanh toán dứt điểm thu mua lúa cho nông dân. Sau mỗi đợt chi trả cho nông dân, cần công khai cho người dân được biết và cập nhật thông tin thường xuyên đến Sở NN&PTNT, các đơn vị liên quan biết.

Thường xuyên thông tin, trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện gói tín dụng của các ngân hàng, đối tác kinh doanh đến Sở NN&PTNT để báo cáo UBND tỉnh, thông tin các đơn vị liên quan biết, triển khai thực hiện.
Nhằm để việc thanh toán dứt điểm tiền thu mua lúa của dân qua hợp đồng liên kết với Tập đoàn Lộc Trời, chuẩn bị tốt công tác liên kết sản xuất vụ Hè Thu 2024 và các vụ tiếp theo, Sở NN&PTNT tỉnh An Giang tiếp tục theo dõi, đề nghị lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời chủ động tổ chức đối thoại với bà con nông dân và cam kết cụ thể thời gian thanh toán, chi trả lãi suất cho nông dân.
Tiếp tục ghi nhận các thông tin phản ánh của địa phương, người dân; chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành và địa phương; kịp thời trao đổi, làm việc với phía Tập đoàn Lộc Trời có biện pháp xử lý nhanh chóng để việc sản xuất lúa tại các địa phương được thuận lợi, đúng theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp.
Sở NN&PTNT sẽ bố trí bộ phận tiếp công dân và đề nghị Tập đoàn Lộc Trời cử nhân viên thường xuyên túc trực cùng Sở để tiếp dân được chu đáo, lắng nghe ghi nhận thông tin và có ý kiến phản hồi cho nông dân rõ phương án và lộ trình trả nợ tiền lúa cụ thể cho nông dân.
Cùng các sở, ngành có liên quan khẩn trương làm việc với Tập đoàn Lộc Trời xác định lượng lúa thu mua của dân tại các nhà máy và rà soát danh sách những nông dân mà Tập đoàn Lộc Trời chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ để báo cáo UBND tỉnh.
Như Xuân
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Sở NN&PTNT An Giang /
- ubnd tỉnh an giang /
- nông dân an giang /
- thu mua lúa /
- nợ tiền mua lúa /
- Vụ Đông Xuân /
- đối thoại với nông dân /
- tỉnh An Giang /
- Tập đoàn Lộc Trời /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang
DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
-
Chuyện nhỏ mà không nhỏ cùng lon sữa Hismart tại Khánh Hòa
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...