Thả nuôi loài đặc sản này ngoài biển, dân ở đây khá giàu hẳn lên

20:15 | 14/06/2019

DNTH: Những năm qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp tỉnh Ninh Thuận đã giúp cho hàng ngàn lượt hội viên, nông dân trên địa bàn được vay vốn, đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thủy sản, trong đó có nôi đặc sản con hàu. Từ đó, nhiều hộ nghèo khó đã vươn lên khấm khá.

Hỗ trợ kịp thời cho người dân vùng biển

Là một trong những trong những hộ được hưởng lợi từ vốn vay Quỹ HTND, chị Thái Thị Quế (thôn Tri Thủy 1, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) chia sẻ: “Đầu năm 2019, tôi được Quỹ HTND tạo điều kiện cho vay 20 triệu đồng để đầu tư nuôi hàu Thái Bình Dương. Đến nay, gia đình tôi đã thu hoạch được vụ đầu tiên, trọng lượng bình quân từ 8 - 9 con/kg, với giá bán dao động từ 7.000 – 17.000 đồng/kg, thậm chí trên 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí lãi trên 20 triệu đồng”.

tha nuoi loai dac san nay ngoai bien, dan o day kha giau han len hinh anh 1

Nhờ vốn vay Quỹ HTND mà kinh tế của chị Thái Thị Quế (Tri Hải, Ninh Hải) đã ổn định và tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động.

Là hộ gắn bó với nghề nuôi hàu từ nhiều năm nay, chị Thái Thị Quế cho biết: “Cuối năm 2018, việc nuôi hàu gặp nhiều khó khăn, do gia đình tôi đồng vốn eo hẹp. Thông qua cán bộ địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng tôi đã tiếp cận nguồn vốn. Nhận được vốn, gia đình mừng lắm, liền bắt tay vào đầu tư nuôi hàu trên biển. Nhờ chịu khó làm ăn, học hỏi kỹ thuật, cộng với giá cả ổn định nên vụ đầu tiên trong năm 2019 gia đình có thu về “quả ngọt” và bây giờ tôi đang tiếp tục đầu tư nuôi vụ thứ 2”.

Chị Quế nói, nguồn vốn này đã hỗ trợ rất kịp thời cho những hộ dân nghèo như gia đình chị để đầu tư nuôi hàu. Ngoài việc nuôi hàu, chị còn mở cơ sở kinh doanh thu mua sản phẩm hàu để cung cấp cho nhà hàng, chợ đầu mối và trang trại nuôi tôm hùm của địa phương. Trung bình, lãi từ 1 – 1,5 triệu đồng/ngày, sau khi trừ chi phí. Hiện tại, cơ sở của gia đình chị tạo việc làm thường xuyên cho 7 - 8 lao động nông thôn có thêm thu nhập ổn định.

Đòn bẩy phát triển kinh tế

Anh Thành Văn Tuấn – cán bộ phụ trách nông ngiệp xã Tri Hải cho biết, trước đây, người dân nuôi hàu theo hình thức tự phát, quy mô còn nhỏ lẻ và phát triển mạnh khoảng 2 năm trở lại đây. Đến nay, có khoảng 40 hộ nuôi/2ha, nuôi từ 2 - 3 vụ/năm và mỗi vụ nuôi thời gian từ 3 - 4 tháng.

Đầu năm 2019, Quỹ HTND tỉnh đã hỗ trợ nguồn vốn vay cho 12 hộ nuôi hàu, với tổng số tiền 240 triệu đồng. Nhờ bà con chăm sóc đúng kỹ thuật, cộng với nguồn nước thiên nhiên sạch nên các hộ nuôi hàu đến nay đã cho thu hoạch, năng suất xuất bán ra thị trường đạt từ 30 – 50 tấn/tháng.

Theo anh Tuấn, con hàu Thái Bình Dương mang lại giá trị kinh tế cao so với các đối tượng khác. Con hàu có nhiều ưu điểm, tỷ lệ sống khá cao, phát triển nhanh, ăn thức ăn chủ yếu ngoài tự nhiên, ít tốn chi phí. Người dân chỉ đầu tư bè nuôi ban đầu và các vụ tiếp theo chỉ cần người dân mua giống thả xuống nuôi đến thời kỳ sẽ cho thu hoạch.

Ông Tuấn cho biết thêm, để con hàu phát nhanh lớn, người nuôi hàu cần thực hiện tốt khâu làm vệ sinh, chọn con giống có chất lượng tốt và nuôi đúng thời vụ.

Theo Ban quản lý Quỹ HTND tỉnh Ninh Thuận, tính đến tháng 5/2019, đã tổ chức giải ngân vốn vay trên 4 tỷ đồng cho 142 hộ. Trong đó, vốn Trung ương 1 dự án, với số tiền 360 triệu đồng/12 hộ và vốn tỉnh 14 dự án số tiền trên 3,6 tỷ đồng/130 hộ vay.

 Lũy kế cho vay đến cuối tháng 5/2019, với dư nợ trên 17,5 tỷ đồng và đã giải quyết cho 675 lượt hộ vay từ 61 dự án. Trong đó, 13 dự án đầu tư cho lĩnh vực trồng trọt, 39 dự án chăn nuôi, 5 dự án nuôi trồng thủy, hải sản và 4 dự án ngành nghề khác.

Theo ông Nguyễn Văn Tính-Phó Trưởng ban Quỹ HTND tỉnh Ninh Thuận, các dự án trong hạn đều được đánh giá có hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động vùng nông thôn. Đặc biệt, liên kết được giữa các hộ có chung ngành nghề để chuyển giao được kỹ thuật sản xuất và tăng thu nhập cho từng hộ trong vùng dự án. Điển hình, dự án trồng và cải tạo măng tây xanh, nuôi cá bớp trên biển, nuôi bò vỗ béo, nuôi dê sinh sản, trồng cây ăn trái kết hợp với du lịch miệt vườn, trồng và cải tạo vườn nho, nuôi lợn đen…

Một số dự án, có hộ vay là người đồng bào dân tộc, nhận thức còn hạn chế. Tuy nhiên, kể từ khi tiếp cận nguồn vốn, được sinh hoạt trao đổi thông tin cụ thể, tập huấn, hướng dẫn trong kỹ thuật sản xuất. Nhờ đó, bà con đã chuyển đổi nhận thức, biết áp dụng kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Từ đó, hiệu quả kinh tế của các hộ trong dự án mang lại khá cao, nhiều hộ nghèo khó vươn lên khá giả.

Để Quỹ HTND trở thành nguồn lực thiết thực, mang lại hiệu quả, Ban quản lý Quỹ HTND đã chủ động kiểm tra, giám sát về sử dụng nguồn vốn, tránh tình trạng đầu tư kém hiệu quả dẫn tới nợ xấu, nợ quá hạn. Đồng thời, nhắc nhở các hộ trong dự án thực hiện đúng quy trình sản xuất, sử dụng vốn đúng mục đích và tổ chức sinh hoạt thường xuyên để nâng cao kiến thức sản xuất.

Theo Dân Việt

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN