Thái Bình: Tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp

10:44 | 30/03/2023

DNTH: Giảm thiểu nguy cơ phát tán rác thải nhựa trong nông nghiệp ra môi trường, luôn là bài toán cần có đáp án cụ thể của chính quyền các địa phương. Với hàng loạt các giải pháp được đồng bộ triển khai, Thái Bình đang hướng tới một nền nông nghiệp xanh, trên nền tảng của kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, từng bước tiến tới sản xuất nông nghiệp có tính bền vững.

Thái Bình là tỉnh có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn với khoảng 75.000ha lúa, được gieo trồng mỗi vụ và gần 50.000ha gieo trồng rau màu. Bình quân mỗi năm, người nông dân nơi đây sử dụng hàng trăm tấn thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), rác thải nhựa và phân bón các loại. Để thực hiện những quy định về thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp, thời gian qua các sở, ngành, địa phương đã tuyên truyền về sự nguy hại của rác thải nông nghiệp đối với môi trường và con người, từ đó nâng cao ý thức cho nông dân trong việc thu gom và xử lý rác thải nông nghiệp.

Nông dân huyện Tiền Hải (Thái Bình) thực hiện tốt việc bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định sau khi sử dụng
Nông dân huyện Tiền Hải (Thái Bình) thực hiện tốt việc bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng nơi quy định sau khi sử dụng

Theo thông tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, rác thải nhựa trong lĩnh vực trồng trọt và BVTV đã thải ra một lượng lớn vỏ bao bì của thuốc BVTV và phân bón. Vận động người dân bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp thông qua hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp; mô hình bể chứa rác thải tại một số cánh đồng trên địa bàn tỉnh Thái Bình… đã được các cấp, ngành, các địa phương quan tâm xây dựng kế hoạch và triển khai một cách đồng bộ.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp, toàn tỉnh đã đưa vào sử dụng hơn 4.500 bể chứa vỏ bao bì thuốc BVTV và phân bón. Một số mô hình như cánh đồng sạch; thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật; phân loại và xử lý rác thải tại hộ gia đình; hạn chế sử dụng túi nilon... đã thu hút được sự quan tâm, tham gia của người dân địa phương và đem lại nhiều lợi ích thiết thực.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, ngành chăn nuôi Việt Nam nói chung và của tỉnh Thái Bình nói riêng, đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, còn đó nhiều thách thức đối với tốc độ phát triển của nền chăn nuôi ở các nước trong khu vực và trên thế giới, ngành chăn nuôi có những tiến bộ về mặt chất lượng, như con giống, chất lượng thịt và năng suất chăn nuôi, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Xã Quỳnh Hải, (Quỳnh Phụ,Thái Bình) đặt các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại vùng chuyên canh rau màu
Xã Quỳnh Hải, (Quỳnh Phụ,Thái Bình) đặt các bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật tại vùng chuyên canh rau màu

Cùng với xu hướng đó, ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trong chăn nuôi càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân được xác định là ống dẫn nước tại hệ thống chuồng trại, hệ thống thu gom nước thải, bao bì đựng thức ăn, chai lọ thuốc thú y... chưa được thu gom, tập kết và xử lý một cách đồng bộ, có quy hoạch, dẫn đến tình trạng chăn nuôi phát triển thì ô nhiễm môi trường cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận.

Qua khảo sát các trang trại chăn nuôi trên địa bàn, trung bình lượng rác thải nhựa sử dụng ở các trang trại quy mô lớn có khoảng 100kg/trang trại/năm, quy mô vừa khoảng hơn 70kg/trang trại/năm; còn đối với trang trại quy mô nhỏ và nông hộ, đa phần ít sử dụng vật liệu làm bằng nhựa. Hiện tại các trang trại quy mô lớn, quy mô vừa trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đã triển khai ký hợp đồng với đội thu gom và xử lý rác thải của địa phương hoặc có xây lò đốt, hố đốt các loại nhựa không cần thiết như: vỏ chai vắc xin, bao bì thuốc thú y và các loại vật dụng khác. Đồng thời, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo, hướng dẫn mỗi hội nông dân các huyện và thành phố, thành lập 01 câu lạc bộ để các thành viên có cơ hội tham gia sinh hoạt, tập huấn kỹ thuật quản lý nguồn rác, thu gom xử lý chất thải, rác thải gia đình, cũng như điểm tập kết rác đúng nơi quy định.

Ảnh minh họa về ô nhiễm môi trường biển từ rác thải nhựa
Ảnh minh họa về ô nhiễm môi trường biển từ rác thải nhựa

Song song với đó, ngành thủy sản được xem là ngành có nhiều tiềm năng và lợi thế về kinh tế của tỉnh Thái Bình. Hàng năm, sản xuất thủy sản đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể, giúp ổn định cuộc sống cho ngư dân. Tuy nhiên, vấn đề môi trường trong sản xuất thủy sản cũng đặt ra nhiều thách thức đối với chính quyền cơ sở. Giải pháp đã được các cấp, ngành và các địa phương đưa ra theo mô hình tiếp cận từ đầu nguồn phát thải tới đại dương, hướng tới môi trường kinh tế thủy sản tuần hoàn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Toàn tỉnh Thái Bình hiện có khoảng 1.200 tàu cá có hoạt động khai thác thủy sản, trong đó số lượng làm nghề lưới kéo, kéo rê là trên 500 tàu. Hiện nay, đa phần ngư dân sử dụng vật liệu như bao bì, xốp để bảo quản sản phẩm thủy sản trên biển. Quá trình sử dụng nếu phao, xốp, bao bì bọc bị hỏng người dân vứt bỏ xuống biển, rác thải sẽ trôi nổi trên mặt biển gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, cũng như nguy cơ ô nhiễm môi trường luôn hiện hữu. Vì vậy, cần có các giải pháp cụ thể đối với nguy cơ ô nhiễm môi trường biển, từ quá trình khai thác thủy sản của ngư dân.

Để giảm thiểu rác thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân tham gia hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa; hạn chế sử dụng và tiến tới nói không với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường; triển khai các biện pháp thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp; xử lý, cải tạo môi trường, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và khuyến khích các cá nhân, tổ chức ưu tiên sử dụng vật tư đầu vào thân thiện với môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà con nông dân cùng tham gia thực hiện công tác thu gom, xử lý rác thải từ nhựa trong sản xuất nông nghiệp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026

DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...

Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh

DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...

Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng

DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống

DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...

Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch

DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...

Gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

DNTH: Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 của các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Bộ Nông...

XEM THÊM TIN