Thái Nguyên phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực

20:06 | 16/09/2020

DNTH: Nhằm đẩy mạnh tăng trưởng bền vững ngành nông nghiệp, tỉnh Thái Nguyên đã xác định phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn.

Tỉnh phấn đấu đến năm 2025 ngành nông nghiệp sẽ có những sản phẩm chủ lực từ chè, cây ăn quả, rừng gỗ lớn và chăn nuôi.

Tỉnh thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, trồng cây ăn quả tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình và thị xã Phổ Yên. Vùng chăn nuôi tập trung, trang trại ở các huyện có quỹ đất rộng như Đại Từ, Định Hóa, Phú Lương… phát triển chăn nuôi lợn, gà an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Mô hình sản xuất chè theo công nghệ VietGAP tại xã Tân CươngMô hình sản xuất chè theo công nghệ VietGAP tại xã Tân Cương

Tỉnh cam kết thực hiện hiệu quả chính sách hiện hành về hỗ trợ hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hộ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến thịt gia súc, gia cầm.

Để cụ thể hóa chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực, tỉnh rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông, lâm nghiệp, thủy sản; xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng giai đoạn tiếp theo.

Mặt khác, tập trung đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, công nghệ cao vào sản xuất; xây dựng các trung tâm quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực và các sản phẩm OCOP; thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân được tiếp cận các nguồn vốn, nhất là khi sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn về thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường.

Được biết, năm 2020, giá trị sản xuất chè của tỉnh ước đạt 5.580 tỷ đồng; cây ăn quả hơn 430 tỷ đồng; chăn nuôi đạt 3.696 tỷ đồng.

Hoan Nguyễn

THCL

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN