Thanh Hóa: Tận dụng tiềm năng mở rộng thị trường công nghiệp nông thôn
10:48 | 20/11/2019
DNTH: Cùng với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, Thanh Hóa đã có nhiều chính sách quan tâm, định hướng phù hợp tạo điều điện phát triển cho các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Tuy nhiên để đạt được kết quả tối ưu trong mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, nâng cao thu nhập cho người dân, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đòi hỏi chính quyền địa phương cần có những lộ trình, bước đi phù hợp.
Tận dụng tiềm năng, phát huy thế mạnh
Phát triển công nghiệp nông thôn được triển khai mạnh sau khi Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 9-6-2004 của Chính phủ về phát triển công nghiệp nông thôn ra đời. Nhiều địa phương ở Thanh Hóa đã phát huy những tiềm năng, thế mạnh trên về nguồn nguyên liệu, lao động để xây dựng, phát triển các cơ sở công nghiệp ở nông thôn với nhiều ngành nghề đa dạng.
![]() |
Hoạt động sản xuất chiếu cói ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa |
Hiện nay, Thanh Hóa đã hình thành nhiều vùng sản xuất sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung, gắn với lợi thế vùng miền, như nghề khai thác, chế biến đá tại Cụm Công nghiệp Nhồi tại phường An Hoạch, TP Thanh Hóa, Cụm công nghiệp Yên Lâm huyện Yên Định, chế biến đồ thủ công mỹ nghệ từ cói tại cụm công nghiệp thị trấn Nga Sơn, nghề chế biến hải sản tại các địa phương ven biển; phát triển các nhà máy may công nghiệp tại các địa phương có lợi thế về nguồn lao động, như: huyện Hoằng Hóa, huyện Yên Định, huyện Thạch Thành, huyện Hậu Lộc...
Tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, hoạt động đánh bắt thủy, hải sản là nghề truyền thống có từ lâu đời. Cùng với mục tiêu hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ, chính quyền TP Sầm Sơn luôn tạo điều kiện để khuyến khích phát triển các cơ sở hậu cần nghề cá. Địa phương cũng xác định dịch vụ sau thu hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị hải sản sau khai thác; đồng thời, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Đặc biệt, địa phương luôn quan tâm, khuyến khích nhân dân đầu tư cơ sở vật chất vào hoạt động chế biến. Đồng hành cùng đội tàu khai thác của phường Quảng Tiến hiện nay là 30 cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, trong đó có 5 cơ sở kinh doanh xuất nhập khẩu hải sản có kho chứa trên 3.500 tấn, giải quyết việc làm cho 450 lao động với thu nhập bình quân hơn 4 triệu đồng/người/tháng.
Đại diện lãnh đạo UBND phường Quảng Tiến cho biết: Phát huy tối đa tiềm năng vốn có trong hoạt động khai thác hải sản, các cơ sở chế biến và sửa chữa tàu thuyền sẽ thuận lợi hơn các địa phương khác trong việc thu mua nguyên liệu cũng như sửa chữa, đóng mới tàu thuyền. Tới đây, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục đấu mối với Phòng Kinh tế, UBND TP Sầm Sơn và các ngân hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được vay vốn, tiếp tục đầu tư phát triển các cơ sở sửa chữa tàu thuyền và chế biến hải sản có quy mô lớn, công nghệ hiện đại hơn nhằm gia tăng giá trị hải sản sau khai thác.
Mở rộng thị trường
![]() |
Mô hình sản xuất nước mắm truyền thông ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa |
Tại Thanh Hóa hiện có 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, việc sản xuất các sản phẩm công nghiệp nông thôn hầu hết tập trung tại các làng nghề. Tuy nhiên, thực tế cho thấy số sản phẩm có được thị trường tiêu thụ ổn định và mở rộng quy mô không nhiều.
Một trong những hạn chế của nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn trong tỉnh là chưa chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp, cơ sở, làng nghề vẫn trong tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Nhiều hộ gia đình, cơ sở sản xuất vẫn chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, quảng bá giới thiệu sản phẩm, dẫn đến tính cạnh tranh trên thị trường không cao.
Hiểu rõ những nguyên nhân trên, Công ty TNHH Chế biến hải sản Ba Làng, huyện Tĩnh Gia với sản phẩm nước mắm, mắm chua, mắm tôm, trước đây chỉ được tiêu thụ nhỏ lẻ ở một số địa phương trong tỉnh, thương hiệu chưa được nhiều người tiêu dùng biết tới. Đến năm 2018, cùng với việc đầu tư mở rộng nhà xưởng, chú trọng nâng cao chất lượng, công ty đã thực hiện đăng ký thương hiệu cho sản phẩm, mỗi sản phẩm khi đưa ra thị trường đều có tem nhãn, mã vạch, truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Điều này không chỉ giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ mà còn đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của hệ thống siêu thị trên cả nước.
Cần có những chính sách đặc thù
Theo đánh giá của Phòng Công nghiệp, Sở Công Thương, việc khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, sự hình thành các cụm, khu công nghiệp, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhân cấy nghề của các làng nghề đã giải quyết lao động dư thừa tại chỗ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Tuy nhiên, ở các huyện miền núi hoạt động phát triển công nghiệp nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn do phần lớn các cơ sở công nghiệp ở các địa phương này thiếu vốn đầu tư, thiếu lao động tay nghề cao, tiêu thụ sản phẩm còn nhỏ lẻ, tự phát. Trong khi nguồn kinh phí từ chương trình khuyến công quốc gia và địa phương còn hạn chế, nội dung triển khai chưa phong phú, thủ tục còn rườm rà, định mức hỗ trợ một số nội dung còn rất thấp.
Để gỡ khó cho việc phát triển công nghiệp nông thôn tại các địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, Thanh Hóa đã ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển đầu tư hạ tầng cho các cụm công nghiệp, với định mức cao tại các huyện miền núi. Tuy nhiên, do cần số vốn đầu tư lớn nên tiến trình thu hút và thực hiện đầu tư còn chậm.
Để tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp nông nghiệp, các đị phương cần chú trọng hơn nữa trong việc xác định sản phẩm đặc thù, quan tâm đến xây dựng thương hiệu, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao. Đặc biệt, không ngừng nỗ lực cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ngành công thương cần nghiên cứu, có những chính sách ưu đãi thiết thực hơn về đầu tư cơ sở hạ tầng tại các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thuê đất đầu tư các cơ sở chế biến lâm sản. Đồng thời, nghiên cứu, triển khai các đề án, chương trình khuyến công phù hợp để động viên doanh nghiệp, người lao động tham gia.
Tuệ Linh
(Theo Tạp chí KTMT)

Tối ưu hoá chuỗi cung ứng để doanh nghiệp phát triển
Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại khu vực nông thôn Việt Nam. Việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng không chỉ giúp SMEs giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản...

Ứng dụng nông nghiệp bền vững trong các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn
DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu cao về chất lượng nông sản, nông nghiệp bền vững đang trở thành xu hướng tất yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn Việt Nam.

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng
DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...
Đô thị cuộc sống
-
Dự án Khu du lịch biển Thắng Liên được cập nhật vào Quy hoạch chung phường Hoàng Mai
-
Tiếp sức mùa thi 2025 ứng dụng công nghệ, lan tỏa tinh thần tình nguyện
-
Sống Khỏe – Năng lượng tràn đầy từ mọi hoạt động tại Eurowindow Sport Garden, dự án sắp khởi công tại Vinh
-
Hà Nội: Tái khởi công đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
Sống khỏe
-
Nên ăn 4 - 5 quả mận mỗi ngày để đem lại lợi ích tối đa cho sức khỏe
-
Tự hào là bệnh viện mắt tiên phong tại Tây Nguyên
-
Vinmec khai trương phòng khám đa khoa quốc tế hiện đại tại Vinhomes Grand Park
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên: Hành trình 7 năm trao ánh mắt, tặng nụ cười
-
Cấp cứu thành công một bệnh nhân người Campuchia bị tai nạn lao động
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...