Thứ hai, 20/03/2023, 19:22

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông thôn xanh

Thanh niên Võng La gìn giữ, phát huy thương hiệu đậu phụ làng Chài

DNTH: Những năm gần đây, phong trào “Thanh niên lập thân lập nghiệp”, vượt khó phát triển kinh tế đã được tuổi trẻ huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội tích cực hưởng ứng. Bằng khát vọng vươn lên làm giàu, dám nghĩ, dám làm, nhiều mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ bước đầu đã cho hiệu quả.

Mô hình sản xuất đậu phụ sạch, truyền thống của Hợp tác xã thanh niên xã Võng La, huyện Đông Anh là một trong số những mô hình thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi, góp phần tích cực trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị làng nghề truyền thống Đậu phụ làng Chài của quê hương Võng La; xây dựng, phát triển thương hiệu đậu làng Chài vươn xa, đưa ra thị trường sản phẩm đậu phụ sạch, chất lượng, “Hợp tác xã thanh niên Võng La” đã được thành lập với sự hỗ trợ quan tâm tạo điều kiện của Ban Thường Vụ huyện Đoàn Đông Anh, Đảng ủy, UBND xã Võng La, Ban chấp hành Đoàn xã Võng La; số tiền vốn ban đầu là 200 triệu đồng.

Trực tiếp phụ trách “Hợp tác xã thanh niên Võng La”, Bí thư Đoàn xã Võng La Phan Văn Đạt cho biết: mô hình sản xuất đậu phụ sạch của Hợp tác xã thanh niên được thành lập ban đầu có 7 xã viên tham gia với tổng diện tích là 350 m2. Thời gian đầu, Hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn do chưa có kinh nghiệm làm sản xuất đậu phụ theo dây truyền; nhiều mẻ đậu làm ra đã bị hỏng, phải bỏ đi do các bạn chưa biết cách kết hợp phương pháp truyền thống với các máy móc hiện đại để tạo ra những mẻ đậu thơm ngon, chất lượng, giảm sức lao động mà vẫn giữ được hương vị truyền thống đặc trưng của đậu Chài Võng La. Sau thời gian đó, hợp tác xã đã nghiên cứu và cải tiến thay đổi để phù hợp với các máy móc và dây truyền cũng như rút ra những kinh nghiệm, tạo ra những mẻ đậu thơm ngon.

Hiện, mô hình Hợp tác xã thanh niên Võng La đang được chính quyền và Nhân dân địa phương ủng hộ với sự đồng thuận cao. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà, công tác giám sát chất lượng sản phẩm của Hợp tác xã thanh niên Võng La được cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên. Kết quả đánh giá gần nhất cho thấy, đậu phụ của hợp tác xã bảo đảm tiêu chuẩn “3 không”: không chất phụ gia, không chất bảo quản, không thạch cao. Đồng thời, được kiểm định và cấp giấy chứng nhận bởi Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia.

Đặc biệt trong năm 2020, Hợp tác xã thanh niên Võng La đã tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và được đánh giá phân hạng 3 sản phẩm đậu trắng, đậu nhân cháy thịt, đậu nướng đạt chuẩn OCOP 3 sao.

Sau khi tham gia chương trình OCOP, sản phẩm đậu phụ của hợp tác xã được biết đến nhiều hơn các công ty thực phẩm đã đến đặt hàng, sản lượng của hợp tác xã hằng ngày tăng từ 5 tạ lên đến hàng tấn. Để vận hành tốt hơn, hợp tác xã đã mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm thêm cho 12 lao động chủ yếu là thanh niên tại làng nghề, với mức lương trung bình từ 6 - 7 triệu đồng. Nhiều bà con trong làng muốn gìn giữ làng nghề truyền thống cũng đã tham gia sản xuất truyền đạt kiến thức kinh nghiệm, liên kết phát triển cùng hợp tác xã.

Bí thư Đoàn xã Võng La Phan Văn Đạt chia sẻ thêm, mong muốn của hợp tác xã là sẽ tiếp tục duy trì phát triển làng nghề đậu Chài Võng La với quy mô lớn hơn, đưa thương hiệu ngày càng vươn xa để thị trường biết đến nhiều hơn, gắn liền kết hợp văn hóa tham quan du lịch làng nghề trải nghiệm nông nghiệp sạch.

Bên cạnh đó, hợp tác xã cũng mong muốn Huyện đoàn Đông Anh tiếp tục quan tâm tập huấn nâng cao kiến thức, hỗ trợ các nguồn vốn vay, mở rộng sản xuất, kinh doanh; chính quyền địa phương quan tâm đến Hợp tác xã cũng như các hộ dân làng nghề, cho thuê thầu đất công của địa phương phát triển các mô hình sản xuất đậu phụ tập trung để đảm bảo vệ sinh cũng như sự phát triển bền vững của làng nghề.

“Hợp tác xã thanh niên Võng La cũng mong muốn các bạn thanh niên, đoàn viên hãy phát huy tinh thần tuổi trẻ xung kích, phát triển tiềm năng thế mạnh của chính địa phương mình, các sản phẩm nông nghiệp sạch, liên kết với nhau cùng nhau phát triển làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ và tư vấn cùng thanh niên để phát triển các mô hình hay, sáng tạo, càng ngày sẽ có nhiều mô hình kinh tế trong thanh niên”, Bí thư Đoàn xã Võng La Phan Văn Đạt nhấn mạnh.

Theo tích lưu tại thôn Võng La, xưa thôn có tên là làng Chài hay còn gọi là “Phao Võng phường” – nghĩa là phường Chài lưới bên sông. Tương truyền, thời Vua Hùng, 3 vị thánh có công giúp thần Tản Viên dẹp nạn hồng thủy đi qua thôn và dạy người dân ở đây nghề làm đậu phụ. Từ đó, cái tên đậu làng Chài ra đời. Ban đầu, làm đậu phụ chỉ là nghề làm thêm, giúp người dân tăng thu nhập, sau đó nghề đã trở thành nghề chính, nuôi lớn bao thế hệ người dân Võng La.

Dù trải qua biết bao thăng trầm, người dân làng Chài Võng La vẫn giữ được nghề và có thu nhập ổn định hơn, cuộc sống ngày một nâng cao. Với giá trị lịch sử được lưu truyền, ngày 5/1/2019, làng nghề đậu phụ xã Võng La đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận là Làng nghề truyền thống Hà Nội. Để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, cũng từ năm 2019, Phan Văn Đạt (sinh năm 1992) đã cùng 6 thành viên thành lập nên Hợp tác xã thanh niên Võng La tích cực chung tay làm giàu từ đậu phụ.

Linh Phạm - Nguyên Khánh

Cùng chuyên mục

Phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Phát triển vùng trung du và miền núi Bắc Bộ theo hướng kinh tế xanh,...

DNTH: Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Nghị quyết 96/NQ-CP ngày 1/8/2022 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Khơi thông nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Khơi thông nguồn vốn cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã và đang mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả người dân và doanh nghiệp (DN). Những "tỷ phú nông dân" xuất hiện ngày càng nhiều. Nền nông nghiệp 4.0 đang mở ra trước mắt, nhưng sự cạnh tranh và đào thải quyết liệt khiến không ít người phải chùn bước. Nhiều khó khăn đang cản trở phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); trong đó, nguồn vốn cho vay là "nút thắt" lớn.
Cận cảnh vườn rau hữu cơ 'lạ và độc đáo' ở Đà Lạt

Cận cảnh vườn rau hữu cơ 'lạ và độc đáo' ở Đà Lạt

Nhà nông Lê Hữu Phan (sinh năm 1962, ngụ tại 50 Hồ Xuân Hương, Đà Lạt) chuyên làm nông sản “lạ và độc đáo”, thu hút mãnh liệt du khách thập phương.
Cá lăng nha giá trị kinh tế cao được nông dân nhân giống thành công

Cá lăng nha giá trị kinh tế cao được nông dân nhân giống thành công

Cá lăng nha với giá trị kinh tế cao đã được nông dân Trương Văn Điền (Hồng Ngự, Đồng Tháp) nhân giống thành công, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Người thương binh dựng cơ nghiệp giữa vùng rốn lũ nơi rẻo cao

Người thương binh dựng cơ nghiệp giữa vùng rốn lũ nơi rẻo cao

Là thương binh hạng 2/4, thương tật 41%, song không cam chịu đau ốm, nghèo khó, ông Bồng cùng gia đình học hỏi, xây dựng mô hình vườn ao chuồng rừng phát triển kinh tế làm giàu nơi rẻo cao...
Thủ tướng: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng phát triển ồ ạt điện mặt trời theo phong trào

Thủ tướng: Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng phát triển ồ ạt...

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo Bộ Công Thương, các địa phương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời...
Lâm nghiệp Việt Nam: Phát triển rừng sẽ thu “quả ngọt”

Lâm nghiệp Việt Nam: Phát triển rừng sẽ thu “quả ngọt”

Với những nỗ lực hợp tác quốc tế cùng những đóng góp về phát triển rừng, Việt Nam đã bước chân vào thị trường trao đổi tín chỉ carbone của thế giới. Trong giai đoạn 2018 – 2024, Cơ quan nhận ủy thác của Quỹ Đối tác Carbone trong Lâm nghiệp (FCPF) sẽ thanh toán 51,5 triệu USD cho 10,3 triệu tấn carbone giảm phát thải từ rừng tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Quảng Trị: Một nông dân phát tài nhờ nuôi thứ lợn trông xấu xí, tướng dữ tợn, chưa lớn lái đã đòi mua

Quảng Trị: Một nông dân phát tài nhờ nuôi thứ lợn trông xấu xí,...

Ngoài công việc chính tại Quỹ tín dụng nhân dân thị trấn Hồ Xá, với sự nhạy bén, năng động, anh Nguyễn Lê Anh Tuấn ở khu phố Thống Nhất, thị trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi lợn rừng để mở hướng phát triển kinh tế gia đình.