Thanh Trì (Hà Nội): chậm xử lý việc tranh chấp đất tại thôn Yên Phú, xã Liên Ninh

13:49 | 18/05/2022

DNTH: Mặc dù, đã nhiều lần họp, đưa ra biên bản, ý kiến về nguồn gốc đất của gia đình ông Từ Văn Ngư là đất cha ông để lại trên diện tích khoảng 450 m2. Tuy nhiên, chính quyền UBND huyện Thanh Trì, UBND xã Liên Ninh lại không xử lý dứt điểm dẫn đến tình trạng tranh chấp kéo dài với bà Trần Thị Tám khiến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng.

f12799e27a4abb14e25b
Trụ sở UBND huyện Thanh Trì.

Cho mượn đất thành mất đất?

Theo trình bày của gia đình ông Từ Văn Ngư (sinh năm 1954, thường trú tại thôn Yên Phú, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội), hiện đang tranh chấp với bà Trần Thị Tám người cùng thôn liên quan đến thửa đất số 47, tờ bản đồ số 34 có địa chỉ tại thôn Yên Phú.

Cụ thể, trong đơn thư ông Ngư cho biết, phần đất đang tranh chấp là phần đất ao gia đình được cha ông để lại quản lý và sử dụng từ trước năm 1979. Đến năm 1979, chính quyền thôn Yên Phú, xã Liên Ninh tiến hành vận động gia đình ông Ngư cùng các gia đình khác đang có ao tại cửa làng cho tập thể mượn để xây dựng ao cá Bác Hồ, gia đình ông Ngư đồng ý.

a1
Xác nhận của trưởng thôn về nguồn gốc đất.

Trải qua nhiều năm, gia đình ông Ngư vẫn quản lý cùng chính quyền. Năm 1994, bà Trần Thị Tám có sang nhà ông Ngư để mượn phần đất bờ ao để sinh sống tạm, là tình làng nghĩa xóm ông Ngư đồng ý cho bà Tám mượn với điều kiện sau khi chính quyên thôn Yên Phú trả ao cho từng cá nhân, hoặc ông Ngư cần thì bà Tám phải trả lại. Sau đó, bà Tám tiến hành dựng nhà ở tạm trên phần đất bờ ao ông Ngư cho mượn.

Năm 1995, chính quyền thôn Yên Phú nhận thấy việc thả nuôi cá không hiệu quả nên đã tiến hành trả lại ao cho các hộ dân, gia đình ông Ngư cùng các gia đình khác tiến hành tự quản lý phần ao của mình riêng nhà ông Ngư quản lý trên diện tích khoảng 450 m2.

Năm 1997, ông Ngư chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Huệ người cùng thôn một phần diện tích đất ao khoảng 200 m2. Diện tích còn lại mặt tiền dài 13 m, sâu 4 m bà Tám lại tiếp tục hỏi mượn ông Ngư để cất lên ngôi nhà hai gian ở tạm và được ông Ngư đồng ý nhưng yêu cầu bà này phải bỏ ra 3 m làm lối đi cho gia đình ông đi vào ao cá phía trong. Như vậy gia đình ông Ngư vẫn quản lý toàn bộ phần đất ao còn lại.

Năm 2002, do không còn nhu cầu thả cá ao phía trong gia đình ông san lấp và có nhu cầu xây dựng nhà cửa nên ông Ngư đã nói chuyện với bà Tám và ngỏ ý đòi lại phần đất trước đó đã cho mượn phía bên ngoài. Do nhận thấy ngôi nhà hai gian của bà Tám xuống cấp nên ông Ngư yêu cầu hỗ trợ 20 triệu đồng, bà Tám không đồng ý trả lại, thậm chí nhiều lần chửi bới xúc phạm gia đình ông Ngư. Từ đó đến nay hai bên nhiều lần xảy ra tranh chấp.

Chính quyền chậm xử lý dẫn tới khiếu kiện kéo dài?

Cũng theo ông Ngư chia sẻ, sau nhiều lần tranh chấp với gia đình bà Tám đỉnh điểm vào năm 2006 gia đình bà Tám nhiều lần chửi bới, xúc phạm, ông Ngư đã tiến hành gửi đơn lên chính quyền UBND xã Liên Ninh yêu cầu xử lý tranh chấp. Phía chính quyền thôn Yên Phú, xã Liên Ninh chỉ yêu cầu 2 bên hòa giải.

Tuy vậy, sau đó do gia đình bà Tám xây dựng trên phần đất đang tranh chấp đã được UBND xã Liên Ninh lập biên bản xử phạt, chính quyền yêu cầu gia đình bà Tám phải giữ nguyên hiện trạng.

Được biết, năm 2017, ông Ngư đã đi xin xác nhận của các đội trưởng sản xuất, trưởng thôn qua từng thời kỳ. Trong đó gồm có các ông Trần Đình Khiếu, ông Trần Văn Xuân, ông Trần Văn Kính, ông Nguyễn Văn Khay, Tạ Duy Đông và Trần Văn Tiến. Qua đó, tất cả các vị Đội trưởng, Trưởng thôn này đều xác nhận việc vận động người dân chung ao trước cửa làng xây dựng ao cá Bác Hồ là thật và có gia đình ông Ngư, ngoài ra còn xác nhận đã trả lại cho người dân tự quản lý sử dụng cũng đã bao gồm gia đình ông Ngư.

b1
Biên bản cuộc họp quân chính tại xã Liên Ninh.

Tiếp tục, ngày 19/1/2019, tại đình làng thôn Yên Phú, xã Liên Ninh đã tổ chức biên bản họp quân chính: về việc lấy ý kiến Nhân dân xác định nguồn gốc đất khu ao cửa làng Yên Phú. Thành phần gồm có: ông Nguyễn Văn Sơn – Trưởng thôn Yên Phú; bà Đỗ Thị Ninh – Bí thư chi bộ thôn Yên Phú; ông Nguyễn Văn Khay – Trưởng ban công tác mặt trận thôn Yên Phú; ông Phạm Hồng Viện – Trưởng ban Hội người Cao tuổi thôn,.. và các ông/bà trong quân chính đảng thôn Yên Phú, các cụ trong Hội người cao tuổi và Nhân dân trong thôn,…

Nội dung hội nghị xem xét, xác nhận nguồn gốc đất theo đơn đề nghị của gia đình ông Từ Văn Ngư tại khu ao cửa làng thôn Yên Phú, phục vụ công tác giải quyết đơn thư,..

Trong nội dung đã kết luận: hội nghị đã thống nhất xác nhận khu ao cửa làng của thôn Yên Phú, trong đó có ao nhà ông Từ Văn Ngư có nguồn gốc do cha ông để lại từ năm 1979 trở về trước và sau này khi đo vẽ bản đồ do người dẫ đạc và đơn vị đo đạc không xác định được danh giới của các gia đình, vì vậy ghi lại là ao cá Bác hồ. Để đảm bảo quyền lợi của Nhân dân thôn Yên Phú và gia đình ông Tào Văn Ngư theo quy định, kính đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo qui định.

Trao đổi với phóng viên, ông Tạ Duy Đông - Chủ tịch UBND xã Liên Ninh (trước đó ông Đông làm Trưởng thôn nhiệm kỳ 2010 tại thôn Yên Phú cũng là người đã xác nhận cho ông Ngư là người có đất ao). Qua trao đổi ông Đông chia sẻ: “năm 1979 xã Liên Ninh được tách khỏi Thường Tín sáp nhập về Thanh Trì - Hà Nội, để kỷ niệm việc này bộ phận chính quyền thôn lúc bấy giờ tiến hành vận động bà con Nhân dân có ao chuôm xây dựng ao cá Bác Hồ. Sự việc được người dân đồng tình ủng hộ, phá bỏ bờ lũy đắp ao to rộng để thả cá. Tuy nhiên, sau mấy năm do khó quản lý, trộm cắp xảy ra nhiều nên đã trao trả lại cho người dân tự quản lý sử dụng, thế nhưng do lúc mượn không có văn bản nên khi trả cũng chỉ trả bằng miệng”.

Cũng theo ông Đông, thời điểm khi trả cho người dân thì các ao không còn nguyên bản như lúc đầu, chỉ biết được trong lô ao đấy của chục nhà thì coi như là lại trả chục nhà, chỗ phần ao của ông Ngư cũng thế rồi mọi người tự phân định mốc với nhau. Trên bản đồ 94 thì cũng thể hiện được khu ao có một số hiện trạng ví như cái gò đất, làm nhà cửa vẫn thể hiện lên nhưng nó chỉ thể hiện lên một số trường hợp. Còn phần ao thời điểm đo vẽ bản đồ 86, 94 khi nhìn thì không biết đất nhà ai từ đâu đến đâu vì là cái ao chung mênh mông đo đạc đứng trên bờ nên khó xác định.

“Lúc đó nghĩ đơn giản hóa nên cứ ghi ao cá Bác Hồ chứ chẳng nghĩ ra hậu quả sau nó thành như vậy. Đấy đang tự nhiên nguồn gốc đất cha ông để lại nó lại chuyển thành đất công mà bây giờ bản đồ 86, bản đồ 94 thể hiện đất công hết, tình ngay lý gian nó là như thế”, ông Đông nói.

Vừa qua, gia đình bà Tám tiếp tục đổ cát vào phần đất mà đang có tranh chấp, lát gạch, phía trên có một lán trúc. Tuy nhiên, gia đình họ làm ở thời điểm lúc nào thì phía xã không nắm được. Sau khi nhận được thông tin xã đã xuống kiểm tra, yêu cầu gia đình bà Tám giữ nguyên hiện trạng. Theo ông Đông việc xử lý cũng cần phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục hành chính.

Như vậy qua trao đổi với ông Đông, cùng với xác nhận của các Trưởng thôn qua từng thời kỳ thì việc xác định cụ thể nguồn gốc đất của gia đình ông Ngư là có cơ sở, rào cản duy nhất là việc chưa phân định, thể hiện rõ ràng trên bản đồ do các bản đồ thời trước đó còn chung chung chưa cụ thể.

Vậy qua đây đề nghị các ngành chức năng huyện Thanh Trì sớm vào cuộc kiểm tra làm rõ, xử lý dứt điểm cho người dân, tránh để sự việc tranh chấp kéo dài nhiều gây bức xúc trong Nhân dân.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thành phố Vinh mở rộng, tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence tại Cửa Lò được săn đón

DNTH: Việc mở rộng địa giới TP. Vinh được giới chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường bất động sản chuyển mình mạnh mẽ. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn cung căn hộ cao cấp tại Cửa Lò vẫn còn hạn chế, tổ hợp căn hộ cao...

The Continental tạo nhiệt cho thị trường Đông Bắc Hà Nội

DNTH: Cuối năm 2024, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến làn sóng chuyển dịch mạnh mẽ nguồn cung căn hộ từ khu vực Đông, Tây sang Đông Bắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của những chủ đầu tư uy tín như MIK Group với nguồn...

BĐS Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi gần như hoàn toàn

DNTH: Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch COVID-19, du lịch Phú Quốc được kỳ vọng sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn bứt phá ngoạn mục. Đây cũng là tín hiệu tích cực cho thấy, đảo ngọc đang dần quay trở...

Hàng nghìn tỉ đồng đổ vào hạ tầng, khu Đông TP HCM trở thành bức tranh “sáng” của thị trường BĐS

DNTH: Giữ vai trò chiến lược trong bức tranh quy hoạch Tp.HCM, Tp.Thủ Đức (thuộc khu Đông Tp.HCM) định hướng phát triển thành đô thị sáng tạo và tương tác cao. Nơi đây sẽ là cửa ngõ kết nối Tp.HCM...

Sapa - thị trường Bất động sản đang nóng lên từng ngày

DNTH: Sapa là địa phương duy nhất của các tỉnh vùng núi phía Bắc có thể tạo dòng khách du lịch 4 mùa. Song song với lợi thế đó, Sapa đang chuyển mình mạnh mẽ ở các loại hình bất động sản. Đây được xem là lợi thế tiếp theo của...

Tập đoàn Bcons ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp tại Bình Dương

DNTH: Ngày 26/11, tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn Bcons phối hợp cùng Tập đoàn Tân Đông Hiệp chính thức ra mắt dự án Khu chung cư Tân Đông Hiệp. Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhà ở thực của người dân, dự án hướng đến đối...

XEM THÊM TIN