Thị trường Austalia đón nhận thanh long ruột đỏ của Việt Nam

15:51 | 08/04/2020

DNTH: 5 tấn thanh long ruột đỏ của Việt Nam đã được người tiêu dùng đón nhận tại lễ ra mắt tại thị trường Australia trong các ngày từ 2-8/4 bất chấp việc ảnh hưởng do các lệnh hạn chế đi lại, mọi hoạt động quảng bá và phân phối gặp khó do tình hình dịch bệnh Covid – 19 cản trở.

Xuất khẩu thanh long sang Australia được đón nhận là tin vui lớn đối với sản phẩm trái cây thế mạnh của nước ta

Xuất khẩu thanh long sang Australia được đón nhận là tin vui lớn đối với sản phẩm trái cây thế mạnh của nước ta


Tuần lễ quảng bá và tiêu thụ thanh long ruột đỏ của Việt Nam đã diễn ra hiệu quả tại ba bang đông nhất của nước Úc là  New South Wales, Victoria và Tây Australia. Cụ thể:

Tại bang Victoria, Công ty Xuất khẩu Đà Lạt là đơn vị chịu trách nhiệm nhập và phân phối thanh long tới các siêu thị và cửa hàng. Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Australia (VBAA) cũng góp phần hỗ trợ kêu gọi hội viên cùng chung tay mua và quảng bá sản phẩm. Chủ tịch VBAA Trần Bá Phúc thậm chí đã dành văn phòng của Hiệp hội làm nơi tập kết để tạo thuận lợi cho khách hàng.

Tại bang New South Wales, thanh long được đưa vào các chợ đầu mối trái cây lớn nhất bang, từ đó bán cho các siêu thị và cửa hàng thực phẩm. Chung tay trong hoạt động tại đây là Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Sydney (VEAS). Lãnh đạo của VEAS đã kêu gọi hội viên tham gia mua và quảng bá sản phẩm, đồng thời, đứng ra lập danh sách, hỗ trợ địa điểm tiếp nhận hàng, tạo  thuận lợi cho hội viên.

Tại bang Tây Australia, những lô hàng thanh long ruột đỏ Việt Nam được vận chuyển hơn 3.000 km từ bang Victoria, cũng đã được đón nhận và phân phối hết.

Để đạt chuẩn vào thị trường Úc thanh long phải được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra và cấp mã số, đồng thời phải kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, truy suất được nguồn gốc,…Thanh long tươi từ Việt Nam trước khi vận chuyển phải được xử lý bằng phương pháp nhiệt hơi trong 40 phút, nhiệt độ 46,5 độ C, độ ấm 90% trở lên,..

Có thể đánh giá Úc là một trong những thị trường khó tính, kiểm soát nghiêm ngặt đối với những mặt hàng nhập khẩu. Do vậy, nông sản Việt Nam, đặc biệt là trái thanh long muốn vào được thị trường Úc cần đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn khắt khe, thậm chí còn hơn cả ở thị trường Nhật bản và châu Âu. Do đó, nông sản phải được xử lý tốt, đúng kỹ thuật từ giống đến canh tác, đóng gói, bảo quản và vận chuyển.

Lê Thoa (THSP t/h)

Thanh long Việt Nam chính thức được cấp phép nhập khẩu vào Australia kể từ tháng 7/2017, sau hơn 9 năm đàm phán. Đáng chú ý, đến nay Australia mới chỉ mở cửa thị trường thanh long tươi duy nhất cho Việt Nam. Trong thời gian qua, số lượng xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Australa có sự gia tăng đều hàng năm, nhưng chưa thực sự ấn tượng. Thanh long xuất khẩu hầu hết là loại ruột trắng, có giá thành không cao và phải chịu sự cạnh tranh trực tiếp với thanh long bản địa.

Tháng 9/2018, một lô hàng thanh long ruột đỏ của tỉnh Vĩnh Phúc đã lần đầu tiên được xuất khẩu sang Australia, mở ra tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam tới một trong những thị trường "khó tính" nhất thế giới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng

DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.

Sơn La: Nhiều mô hình trồng cây ăn quả thu nhập 400 triệu đồng/ha

DNTH: Nhiều hộ nông dân ở Sơn La từ trồng cây ăn quả đã vươn lên thoát nghèo và trở thành triệu phú, tỷ phú.

XEM THÊM TIN