Thị trường thịt lợn "thăng hoa", bầu Đức cũng nhập cuộc?

10:01 | 22/06/2020

DNTH: Trong công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất vào ngày tháng 6/2020, CTCP Chăn nuôi Gia Lai bổ sung thêm ngành nghề chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ diễn ra vào ngày 26/6 tới đây, bên cạnh mảng cốt lõi là cây ăn trái, đáng chú ý HĐQT Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) dự kiến trình cổ đông thông qua việc chuyển đổi số dư nợ cho vay và nợ phải thu CTCP Chăn nuôi Gia Lai thành vốn góp cổ phần.

Thị trường thịt lợn "thăng hoa", bầu Đức cũng nhập cuộc?

HAGL nhập cuộc thị trường thịt lợn?

Trong đó, HAGL dự sẽ thực hiện rà soát số liệu các khoản cho vay và các khoản phải thu Chăn nuôi Gia Lai; đồng thời tiến hành chuyển đổi thành vốn góp cổ phần dựa trên các nguyên tắc và mục tiêu tái cấu trúc tài chính Chăn nuôi Gia Lai theo hướng tăng vốn, giảm nợ, giảm áp lực chi phí lãi vay, chuyển từ tình trạng thua lỗ sang có lãi trong thời gian sớm nhất.

Tập đoàn cho biết sẽ mua lại cổ phần Chăn nuôi Gia Lai thành công ty con để tham gia điều hành, tái cấu trúc bộ máy quản trị, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư.

Tại thời điểm 31/3/2020, HAGL ghi nhận khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng là CTCP Chăn nuôi Gia Lai (bán hàng hóa) là hơn 17 tỷ đồng; phải thu về cho vay ngắn hạn 1.253 tỷ đồng và hơn 4.163 tỷ đồng cho vay dài hạn. Các khoản phải thu khác bao gồm lãi cho vay 26 tỷ đồng; cho mượn tạm 9,8 tỷ đồng và 2,6 tỷ đồng tiền chi trả hộ cho CTCP Chăn nuôi Gia Lai. Ngoài ra, còn khoản phải thu dài hạn khác (lãi cho vay) lên tới 564 tỷ đồng.

Được biết, CTCP Chăn nuôi Gia Lai thành lập năm 2014, có trụ sở tại Thành phố Pleiku, Gia Lai. Ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ trồng trọt (hồ tiêu), dịch vụ chăn nuôi, chế biến bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt, sản xuất thức ăn gia súc, nuôi trâu bò dê cừu và các sản phẩm kèm theo...

Trong công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mới nhất vào ngày tháng 6/2020, CTCP Chăn nuôi Gia Lai bổ sung thêm ngành nghề chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn.

Thị trường thịt lợn thăng hoa, bầu Đức cũng nhập cuộc? - Ảnh 1.

Thị trường thịt lợn thăng hoa, các "đại gia" đồng loạt báo lãi lớn

Từ khóa "thịt lợn" đang là tâm điểm thị trường nửa đầu năm nay, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 khi giá liên tục nhảy múa và tăng cao đột biến. Nguyên nhân theo nhiều chuyên gia do lo ngại giảm đàn sau đợt dịch tả châu Phi năm 2019, trong khi nhu cầu thịt lợn của người Việt Nam ở mức cao đã đẩy giá tiêu thị. Chưa kể, nhu cầu tăng cao giữa mùa dịch, trong khi tái đàn không kịp và nái giảm khiến giá thịt lợn liên tục "nhảy múa" tại nhiều khu vực trước áp lực khan hàng.

Trước diễn biến thất thường của giá thịt lợn, trong khi đây là mặt hàng thiết yếu, cơ quan chức năng đã vào cuộc điều chỉnh giá. Mặc dù vậy, thông tin nguồn cung trên thị trường đến nay chưa có con số cụ thể, và mặt bằng giá đến nay vẫn không giảm nhiều.

Ghi nhận, trước đây giá lợn hơi trong khoảng 30.000-35.000 đồng/kg nhưng hiện nay có nơi bán lên tới 80.000-100.000 đồng/kg; giá thịt lợn thành phẩm đến tay người tiêu dùng đạt mức 150.000-190.000 đồng/kg.

Sự nóng sốt này đang đem về mức lợi nhuận khủng cho các doanh nghiệp trong ngành. Khi mà, mặc dù thị trường thịt lợn thăng hoa và có mức tiêu thụ cao, Việt Nam hiện nay chỉ đâu đó 15 doanh nghiệp cung ứng.

Minh chứng tại các "đại gia" trên sàn, Dabaco (DBC) công bố lợi nhuận quý đầu năm tăng cao gấp 17 lần cùng kỳ lên 340 tỷ. Tính trung bình, mỗi ngày DBC lãi gần 3,8 tỷ đồng. DBC là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, sản xuất giống gia súc gia cầm (lợn, gà), chăn nuôi và chế biến thực phẩm (thịt lợn, thịt gà, trứng). Theo giải trình, quý 1/2020 rơi vào dịp tết Nguyên đán và cao điểm dịch Covid-19, DBC đã tăng cường sản xuất thực phẩm chế biến từ thịt, lợn thịt, gà thịt.

Báo cáo của C.P cũng cho thấy doanh thu mảng chăn nuôi và chế biến thực phẩm (Farm&Food) của C.P Vietnam đã tăng vọt lên 640 triệu USD trong 2 quý gần nhất cùng với nguồn thu từ thức ăn chăn nuôi (Feed) ổn định quanh mức 200 triệu USD/quý.

Hay tay ngang Hòa Phát, chỉ sau 3 năm đánh tiếng tham gia thị trường thịt lợn, đến năm 2019, doanh thu mảng nông nghiệp của Tập đoàn tăng 72% lên xấp xỉ 8.000 tỷ đồng, đóng góp 12% tổng doanh thu – đứng thứ 2 chỉ sau mảng thép. Mục tiêu của Công ty trong thời gian tới sẽ đạt tối đa công suất 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi/năm; 450.000 đầu heo thương phẩm/năm; 150.000 bò thịt và 300 triệu trứng gà sạch mỗi năm.

THACO mới đây cũng bước đầu tham gia, sau cái bắt tay với Thủy sản Hùng Vương (HVG), công ty nông nghiệp của Tập đoàn là THADI dự kiến sẽ thành lập 1 số liên doanh sản xuất heo giống và thức ăn chăn nuôi. Bên cạnh đó, THADI còn dự kiến đầu tư chăn nuôi heo thịt theo tiêu chuẩn EFSA với quy mô 1,2 triệu con/năm.

Làm nông nghiệp không vội được

Tựu chung, mặc dù đang vào giai đoạn có lợi nhuận lớn, nhưng nông nghiệp là mảng "muôn đời" rủi ro, người trong cuộc theo đó cũng sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách. Chủ tịch Hòa Phát từng bày tỏ: "Làm nông nghiệp lúc đầu mới làm nghĩ có thể 'nhanh như thép', nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy không vội được. Làm nông nghiệp có mấy yếu tố khó mà biết trước là môi trường, dịch bệnh. Không phải hăng hái hay cứ có tiền là làm được".

Hay Chủ tịch HVG, ông Dương Ngọc Minh phân trần sau khi chính thức chuyển nhượng mảng chăn nuôi lợn lại cho THACO: "Khó khăn tài chính 3 năm liền HVG vấp phải là do chậm vốn từ ngân hàng. Do đó qua việc hợp tác với THADI thì chúng tôi thay đổi cuộc chơi. Từ chỗ HVG nắm đàn heo thì THADI lúc này sẽ nắm, vì vấn đề thiếu sót HVG còn nằm ở chỗ kỹ thuật xây dựng chuồng trại".

Trở lại với HAGL, Công ty chỉ vừa phát đi tín hiệu hồi phục từ năm 2020 sau khi được THACO rót vốn hỗ trợ sau nhiều năm "lún sâu" vào mảng cao su, cọ dừa, nợ nần. Mặc dù vậy, chưa kể đến công cuộc tái cấu trúc (theo quyết tâm mãnh liệt sẽ hoàn tất vào năm 2021), Công ty vẫn cần nhiều thời gian hơn để có thể chính thức gặt hái lợi nhuận từ mảng cây ăn trái. Lỗ lũy kế tính đến ngày 31/12/2019 của HAGL đang ở mức 2.324 tỷ đồng. Bước sang năm 2020, Năm Tập đoàn dự còn lỗ trước thuế 356 tỷ.

Nói là vậy, việc bầu Đức tham gia thị trường thịt lợn chỉ là giả thuyết dựa trên những chuyển động từ việc ráo riết chuyển Chăn nuôi Gia Lai thành công ty con của HAGL, đến việc bổ sung ngành nghề mới là "chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn". Trong đó, mặc dù đang trong thời buổi thăng hoa, ngành thịt lợn vẫn có nhiều thách thức để gia nhập, chưa kể đến việc tồn tại và sinh lợi.

Theo Trí thức trẻ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN