Thu nhập giá trị lớn từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

20:53 | 09/04/2019

DNTH: Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội) có 27 mô hình, các dự án trồng trọt theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nhiều loại cây ăn quả, rau màu cho chất lượng tốt, thu nhập hàng tỷ đồng/năm.

Chiều 9/4, tại buổi giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội, ông Trần Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên đã báo cáo về nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng an ninh quý 1/2019

Ông Trần Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên thông tin tại buổi giao ban báo chí.

Ông Trần Công Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên thông tin tại buổi giao ban báo chí.

Theo đó, trong quý 1-2019 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện ước đạt 2.936,3 tỷ đồng, bằng 105,6% so với cùng kỳ năm 2018; giá trị sản xuất nông, lâm thuỷ sản ước đạt 427,9 tỷ đồng, bằng 96,9% so với cùng kỳ năm 2018; giá trị sản xuất công nghiệp- xây dựng ước đạt 2.019,5 tỷ đồng…

Trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh việc hoàn thành gieo trồng vụ Xuân với tổng diện tích 7.633,6ha. Huyện tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay trên địa bàn huyện có 27 mô hình, các dự án đang thực hiện trong lĩnh vực trồng trọt.

Theo quy hoạch của huyện về mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ có trồng cây ăn quả, rau màu, lúa chất lượng cao và nuôi trồng thuỷ sản. Từ quy hoạch đó các xã đã triển khai thực hiện với nhiều loại hình cây trồng cho thu nhập cao như: Lúa chất lượng cao; 6 mô hình dự án trồng rau các loại, rau an toàn (măng tây Hồng Thái, rau cần Khai Thái, Hợp tác xã Rau an toàn Minh Tân, rau an toàn tập trung xã Minh Tân); 4 mô hình trồng bưởi (bưởi Diễn, bưởi Thồ, bưởi đào chuyên), 1 mô hình nhãn chín muộn, 3 mô hình trồng chuối; 1 mô hình trồng nấm tại xã Tân Dân cho năng xuất trung bình 25-30kg/ngày, thu nhập từ 300.000- 450.000 đồng/ngày…

Bên cạnh đó, một số mô hình trồng cây vụ Đông như tỏi, hành, ngô ngọt, bí đổ… tại các xã với tổng diện tích 6,8ha cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình trồng quất cảnh ở Quang Lãng, Văn Nhân bước đầu có ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả kinh tế thu được trên 130 triệu đồng/năm cao hơn rất nhiều so với trồng lúa.

Lãnh đạo huyện Phú Xuyên cho biết thêm, việc phát triển nông nghiệp đang có hướng ứng dụng công nghệ cao, truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm...

TH

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

XEM THÊM TIN