“Thủ phủ Quất” cảnh xứ Quảng sôi động những ngày giáp Tết
16:49 | 08/01/2019
DNTH: Không khí rộn ràng, tất bật chăm bón, cắt tỉa, tạo dáng quất đã bắt đầu len lỏi vào các vườn quất cảnh Thanh Hà, Cẩm Hà (Thành phố Hội An – tỉnh Quảng Nam). Một lượng lớn quất đã được các thương lái nhiều nơi đến đặt mua để phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Giai đoạn nước rút
Về với làng Cẩm Hà, Thanh Hà vào những ngày này mới thấy hết được cái không khí tấp nập, hối hả chăm sóc vụ quất cảnh cho dịp Tết Nguyên đán đang cận kề. Người dân tất bật với công việc quét sơn cho chậu, tạo dáng, tỉa cành để có những cây quất thương phẩm “độc, lạ” bắt mắt. Là một vùng ngoại ô của phố Hội An, nơi này được thiên nhiên ban phú cho thứ đất đặc biệt để rồi cái thương hiệu quất Thanh Hà đã in sâu vào tiềm thức bao người mỗi mùa Tết đến Xuân về.
Được biết, để cây quất cảnh sai quả và ra đúng vào dịp tết Nguyên đán, cần phải áp dụng một số kỹ thuật trồng và chăm sóc theo phương pháp khoa học nhất định. Cây quất từ khi chiết cành đến thời điểm đem bán sẽ mất ít nhất 3 năm.
“Dịp Tết là đợt thu nhập lớn nhất của nông dân chúng tôi. Đây là khoảng thời gian bận rộn nhất của gia đình tôi, quanh năm làm rau màu nhưng gần Tết là tập trung chăm sóc quất để kịp thời đưa ra thị trường. Ngoài kỹ thuật chăm sóc khoa học thì yếu tố thời tiết là điều quan trọng nhất để quyết định “thắng thua” của vụ mùa mà bà con chúng tôi bỏ ra” – Ông Nguyễn Sình (P.Thanh Hà) chia sẻ.
Quất được mùa, người dân phấn khởi đón Tết.
Năm nay thời thời tiết thất thường, cách đây vài hôm mưa to làm ngập mấy chục chậu ở vùng trũng. Nhưng với kinh nghiệm nhiều năm trồng quất, biết “chiều” theo thời tiết mà chăm sóc nên cũng không bị thiệt hại là bao. Giai đoạn nước rút này tìm người làm rất khó, nhà tôi có 2000 chậu, phải mướn người làm nhằm kịp để bán Tết. Nhưng dù đội giá nhân công lên cao so với ngày thường cũng hiếm tìm được người làm – vừa tỉa lá cho cây ông Mái (khối Bàu Súng – phường Thanh Hà) vừa đon đả thông tin cho chúng tôi hay.
Sắc vàng của quất mang không khí Tết đến gần hơn.
Cũng theo ông Mái, trồng quất phải bỏ rất nhiều công sức từ lúc quất trồng ngoài đất đến khi bứng cây quất cho vào chậu, chăm phân bón, tưới nước, nhổ cỏ cho đến khi quất ra hoa, đậu quả và ra lộc. Bên cạnh đó, người chăm sóc cây quất phải thường xuyên theo dõi phát hiện các mầm bệnh trên thân, lá để kịp thời xử lý phun thuốc ngay. Nhưng không vì khó mà người dân bỏ nghề, bởi đây không đơn thuần chỉ là kế sinh nhai mà nó còn gắn liền với lịch sử của làng.
Đang tạo dáng cho cây, ông T.X.Đức trú phường Cẩm Hà nói: "Những ngày này cả nhà tôi đang tập trung những việc cuối cùng như tỉa cành, tạo dáng… để cây bán được giá tốt hơn. Với hơn 500 chậu lớn nhỏ, năm vừa rồi gia đình tôi kiếm lời cũng được vài chục triệu đồng ăn Tết. Từ giờ cho đến tết, mong cho mưa thuận, gió hòa để nông dân chúng tôi có cái Tết sung túc hơn”.
Tín hiệu đáng mừng cho người dân trồng quất
Đến hẹn lại lên, các thương lái ở những vùng lân cận bắt đầu đến Hội An để “rinh” cho mình những thương phẩm quất nhằm phục vụ cho thị trường Tết Kỷ Hợi sắp đến. Quất được trồng khắp nơi với đủ loại lớn nhỏ, hầu như nhà nào ở khu vực làng Cẩm Hà, Thanh Hà cũng có quất. Nhà ít nhất 300 chậu, có nhà “chơi lớn” đầu tư trên cả 3000 chậu.
Thời điểm này, quất bắt đầu chín rộ, quả tròn, căng mộng và đa phần người dân không uốn nắn theo một khuôn mẫu nên hình dáng mỗi câu mỗi kiểu tự nhiên. Đây chính là điều mà các thương lái cũng như du khách khi đến “thủ phủ” này đều rất thích.
Hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng nhiều vườn quất đã được các thương lái đặt mua hết.
Từ bao đời nay, nhiều gia đình Việt Nam quan niệm, khi đặt và trang trí cây quất trong nhà sẽ gặp may mắn và nhiều tài lộc cho cả năm. Thế nên, làng quất năm nào cũng cháy hàng và độ ưa chuộng dành cho loài cây này không hề vơi đi mỗi độ Tết đến Xuân về.
Theo đánh giá của các thương lái, nhìn chung giá quất năm nay không tăng nhiều so với những năm về trước. Quất được mua với số lượng lớn ở các vườn có giá giao động từ 70.000 – 100.000 đồng/chậu nhỏ; từ 500.000 – 2.000.000 đồng/ chậu quất vừa và lớn. Ước lượng, với vài trăm chậu thì người dân ở đây cũng thu được về vài chục triệu trong tay, hứa hẹn một cái tết no đủ sẽ về với người dân trồng quất.
Mặc dù thời tiết không thuận lợi, quất ở phường Thanh Hà vẫn cho quả trĩu nặng nhờ kinh nghiệm lâu năm của các lão nông.
Những chậu quất sau khi đã được thương lái chọn mua, sẽ được sơn sửa lại thật mới để phục vụ dịp Tết. Nếu chậu đã quá cũ, không thể sử dụng được nữa thì sẽ bứng các gốc quất vào chậu khác tiếp tục chăm sóc. Đây cũng là công đoạn khó nhất, rễ quất rất dễ bị hỏng, quất có thể bị gãy chết, héo lá do không được làm đúng cách. Theo bà N.T.Tuyết (P. Cẩm Hà), ước tính hiện đã có 80% gốc quất đã được cho vào chậu, chăm sóc. Đây là số quất đã được tương lái đặt mua. Số còn lại vài ngày nữa là được đặt mua sạch.
Thương lái đến mua chủ yếu là người Gia Lai, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế...Cứ độ tháng 10, 11 (AL), người ta đã tìm về đây hỏi mua. Đặc biệt, các thương lái toàn là các mối quen từ nhiều năm trước nên rất thuận mua vừa bán.
Mặc dù hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng thị trường ở thủ phủ quất cảnh này đã bắt đầu sôi động. Người dân trên địa bàn đã bán sỉ cho các thương lái với một số lượng lớn quất ở vườn. Đây là tín hiệu đáng mừng cho người dân trồng quất, hứa hẹn một cái Tết ấm no, hạnh phúc…Kỳ vọng, năm sau và nhiều năm sau nữa, bản đồ cung cấp quất cảnh sẽ được mở rộng hơn, đi nhiều tỉnh xa hơn như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên…
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- giáp Tết /
- sôi động /
- Thanh Hà /
- thủ phủ quất /
- Quảng Nam /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha
DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...