Thủ tướng trao danh hiệu 'Huyện nông thôn mới' đầu tiên vùng Tây Bắc

17:57 | 30/01/2020

DNTH: Sáng 30/1, tại tỉnh Yên Bái, dự lễ trao quyết định công nhận huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới, Thủ tướng nêu rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, lâu dài, không có điểm dừng, chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn và rất nhiều thách thức, nhất là những huyện vùng cao của các tỉnh Tây Bắc nói chung.

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trấn Yên là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Yên Bái và khu vực Tây Bắc. Huyện có 6 xã và 46 thôn, bản đặc biệt khó khăn (5 thôn có 100% đồng bào Mông sinh sống). Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Trấn Yên cũng như các địa phương khác trong tỉnh đều có xuất phát điểm thấp, bình quân mỗi xã chỉ đạt từ 4-5 tiêu chí nông thôn mới, ở những xã đặc biệt khó khăn chỉ đạt 1-2 tiêu chí. Tỷ lệ hộ nghèo cao (trên 30%), thu nhập bình quân thấp (dưới 10 triệu đồng/ngườỉ/năm); sản xuất, kinh tế phát triến nhỏ lẻ, phân tán, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp.

Ngay từ năm đầu hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên đã xác định rõ, đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, do “dân làm, Nhà nước hỗ trợ”, người dân là chủ thể và là đối tượng trực tiếp thụ hưởng; xây dựng nông thôn mới là hướng tới mục tiêu “nông nghiệp phát triển, nông thôn văn minh và nông dân hạnh phúc”; chỉ khi có sự đồng thuận, tích cực tham gia của người dân thì xây dựng nông thôn mới mới thành công và bền vững.

Từ đó, đã có hàng ngàn hộ dân hiến trên 54.000 m2 đất để xây dựng các công trình hạ tầng ở khu vực nông thôn. Nhân dân ở tất cả các xã đã tích cực đóng góp tiền, vật liệu, ngày công cho xây dựng nông thôn mới với giá trị trên 700 tỷ đồng, chiếm trên 10% tổng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân huyện Trấn Yên đã có sự đổi thay rõ rệt. Đến nay, trên địa bàn huyện, 100% các tuyến đường từ huyện đến xã, đường liên xã, liên thôn, đường từ xã xuống thôn được kiên cố hóa; 80% tuyến đường ngõ xóm được cứng hóa. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho toàn bộ diện tích sản xuất và phòng chống thiên tai; 100% thôn, bản có điện lưới quốc gia. Hệ thống chợ nông thôn được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân.

Huyện Trấn Yên đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có liên kết theo chuỗi giá trị như vùng trồng tre Bát Độ gần 3.500 ha, sản lượng trên 50.000 tấn/năm; vùng trồng dâu, nuôi tằm 700 ha, sản lượng kén 650 tấn, tăng gấp 7 lần so với năm 2011; vùng quế đạt trên 16.000 ha, trong đó vùng quế hữu cơ 6.000 ha; vùng trồng cây ăn quả có múi 750 ha; vùng chăn nuôi hàng hóa với gần 600 cơ sở, trong đó có nhiều cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô từ từ 10.000-40.000 con/lứa. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 đạt trên 35 triệu đồng/năm (tăng gấp 3,5 lần so với năm 2011). Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,75% (giảm hơn 5.000 hộ so với năm 2011). Toàn huyện không còn hộ ở nhà tạm, nhà dột nát.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng điểm lại một số nét chính về kết quả xây dựng nông thôn mới trong cả nước thời gian qua, với 54,7% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, vượt mức trước 2 năm so với Nghị quyết của Đảng và Quốc hội giao. Chúng ta đã có 113 số huyện trong cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Vì thế, bộ mặt nông thôn của nước ta khang trang, xanh sạch đẹp, giàu có hơn. Sản xuất nông nghiệp được tái cơ cấu mạnh mẽ, tiếp tục phát triển nhiều mô hình liên kết sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Số hộ nghèo trong cả nước giảm nhanh.

Thủ tướng trao Quyết định công nhận huyện Trấn. 

Theo Thủ tướng, Yên Bái là tỉnh vùng cao còn nhiều khó khăn, thường xuyên chịu tác động nặng nề của thiên tai, bão lũ nhưng tỉnh đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vươn lên và  đạt được nhiều thành tích rất đáng tự hào, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của cả nước trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Trong đó, Trấn Yên là huyện điển hình trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Yên Bái, mặc dù có có 6 xã và 46 thôn đặc biệt khó khăn.

Thủ tướng nêu rõ xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên và lâu dài, không có điểm dừng. Mặc dù đạt kết quả đáng khích lệ, đáng trân trọng nhưng chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn và rất nhiều thách thức, nhất là các huyện vùng cao của các tỉnh Tây Bắc nói chung.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Yên Bái nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy kết quả đã đạt được, động viên mọi tầng lớp nhân dân chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, lịch sự. Tiếp tục thi đua nâng cao chất lượng bảo đảm tính bền vững các tiêu chí nông thôn mới gắn liền với phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm môi trường và nhu cầu thiết yếu quan trọng của người dân. Trung ương và địa phương tỉnh Yên Bái cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo ưu tiên bố trí nguồn lực, vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách chung vào điều kiện cụ thể của địa phương cùng với việc hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt, cần chú trọng duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đạt chuẩn, “tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao hơn nữa trong giai đoạn tiếp theo mà chúng ta gọi là xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng tham quan gian hàng trưng bày đặc sản của địa phương - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng đề nghị rút ra những kinh nghiệm, bài học, đặc biệt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở huyện, xã, thôn đặc biệt khó khăn để nhân rộng ra cả nước, trước hết là vùng Tây Bắc như tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển đô thị; đẩy mạnh phát triển sản xuất, tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực gắn với phát triển các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị; chú trọng công tác bảo vệ môi trường theo hướng xanh sạch đẹp. Không chỉ kinh tế, tiếp tục nâng cao văn hóa tinh thần cho người dân nông thôn theo hướng củng cố tình làng nghĩa xóm, giữ gìn những nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa từng vùng quê, giữ gìn an ninh nông thôn, vùng đồng bào các dân tộc vùng cao. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức để mọi người dân chủ động, nhiệt tình, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, sức mạnh là từ người dân, Thủ tướng nói.

Nhân dịp này, Thủ tướng yêu cầu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Yên Bái và huyện Trấn Yên phải nghiêm túc triển khai kịp thời, đồng bộ các chủ trương của Đảng, Nhà nước về phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) đang bùng phát ở Trung Quốc và lây nhiễm ở một số nước, trong đó có Việt Nam, nhằm bảo vệ tốt nhất sức khỏe cho người dân.

Theo Đức Tuân/chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hiệu quả từ mô hình làng nghề kêt hợp làm du lịch tại Quảng Phú Cầu (Hà Nội)

DNTH: Xã Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội) có truyền thống làm tăm hương,đang là điểm du lịch được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến. Tham quan tại làng, du khách không chỉ có bộ ảnh check-in đẹp, mà còn được tìm...

Phú Yên gỡ vướng cho du lịch nông thôn phát triển

DNTH: Phú Yên - Du lịch nông thôn được kỳ vọng khởi sắc khi đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP được ban hành.

Bình Thuận công bố 10 sản phẩm chế biến từ trái thanh long

DNTH: UBND tỉnh Bình Thuận vừa công nhận 30 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Thuận năm 2024 để tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024. Trong đó có tới 10 sản...

Tân Yên: Nâng cao giá trị nông sản chủ lực của địa phương

DNTH: Từ một vùng quê nghèo nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang, trong những năm gần đây, huyện Tân Yên đã chuyển mình mạnh mẽ, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp nâng cao giá trị...

Xuất khẩu rau quả chế biến của Việt Nam thu về gần 1,1 tỷ USD

DNTH: Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến của Việt Nam đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Đức Cơ tổ chức Hội chợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số

DNTH: Trong 2 ngày (29 và 30/11), tại thị trấn Chư Ty, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội chợ giới thiệu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện...

XEM THÊM TIN