Thủ tướng 'tuýt còi' việc sáp nhập Tổng Công ty Cửu Long vào VEC

14:23 | 08/05/2020

DNTH: Đến thời điểm này, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vẫn loay hoay trong việc lựa chọn kịch bản nào sau khi "xoá sổ" Tổng Công ty Cửu Long (CIPM). Được biết, đề án CIPM sáp nhập với Tổng Công ty đường cao tốc đã bị "tuýt còi", bên cạnh đó, việc chuyển CIPM thành Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận cũng đang gặp nhiều vướng mắc.

Thủ tướng 'tuýt còi' việc sáp nhập Tổng Công ty Cửu Long vào VEC

Ảnh cao tốc Tp.HCM - Trung Lương, một dự án cho Tổng Công ty quản lý nhưng có khá nhiều tai tiếng

Trở lại "bình cũ"

Cuối tháng 4/2020, đích thân Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã có cuộc họp nghe báo cáo quá trình đề nghị thành lập Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận. Đáng chú ý, các đơn vị tham mưu đề xuất chuyển Tổng Công ty Cửu Long thành CIPM trở thành Ban QLDA Mỹ Thuận. 

Theo các chuyên gia giao thông, "nếu điều này xảy ra, đây là việc "bình cũ" trở lại, bởi trước đó tiền thân của CIPM chính là Ban QLDA cầu Mỹ Thuận"

Để làm rõ hơn về vấn đề này, ông Vũ Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công-tư, Bộ GTVT cho biết: Năm 1994, để thực hiện công tác quản lý đầu tư xây dựng Dự án cầu Mỹ Thuận, Bộ GTVT đã thành lập Ban Quản lý dự án (QLDA) cầu Mỹ Thuận, đồng thời quản lý một số dự án khác. Để phù hợp với nhiệm vụ, phạm vi quản lý dự án, năm 1995, Bộ GTVT đã đổi tên Ban QLDA cầu Mỹ Thuận thành Ban QLDA Mỹ Thuận.

Sau đó, để thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về thí điểm chuyển đổi mô hình từ đơn vị sự nghiệp sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã xây dựng Đề án thành lập Tổng công ty Cửu Long trên cơ sở chuyển đổi Ban QLDA Mỹ Thuận và sáp nhập một số đơn vị thuộc Bộ GTVT tại khu vực phía Nam.

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, ngày 20/7/2011, Bộ GTVT đã có Quyết định số 1589/QĐ-BGTVT thành lập Tổng công ty Cửu Long trên cơ sở chuyển đổi Ban QLDA Mỹ Thuận và một số công ty phía nam, tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

Theo quyết định thành lập, Tổng công ty Cửu Long có chức năng quản lý các dự án công trình hạ tầng giao thông, có trách nhiệm kế thừa các quyền, nhiệm vụ và nghĩa vụ hợp pháp của Ban QLDA Mỹ Thuận theo quy định của pháp luật, thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư các dự án Ban QLDA Mỹ Thuận đang quản lý.

Mô hình này cũng tương tự như mô hình tại Tổng Công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) khi tiền thân của VEC là Ban quản lý dự án đường cao tốc.

Sau một thời gian dài thí điểm và triển khai thực hiện cả CIPM và VEC đều lộ rõ những bất cập. Vì thế, riêng với CIPM, Bộ GTVT đang đề xuất hướng sáp nhập vào VEC hoặc thành lập trở lại dưới mô hình Ban QLDA với cái tên "Ban QLDA Mỹ Thuận".

CIPM đứng giữa "ngã ba đường"

Tuy nhiên theo tìm hiểu riêng của VietnamFinance, hiện đề án thành lập Ban QLDA Mỹ Thuận đang chưa có hồi kết. Đặc biệt là mô hình điều chuyển CIPM vẫn gây nhiều tranh cãi.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết: Bộ đã có báo cáo với Thủ tướng Chính phủ về đề xuất thành lập Ban QLDA Mỹ Thuận, tuy nhiên, Thủ tướng đã chỉ đạo: "Để có cơ sở quyết định thành lập Ban QLDA Mỹ Thuận, Bộ GTVT phải phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ KH&ĐT, Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan lập hồ sơ đề nghị sáp nhập CIPM vào VEC. Tuy nhiên, đề nghị sáp nhập CIPM vào VEC đang gặp nhiều khó khăn do VEC đã chuyển về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp".

"Ngoài ra, VEC đang là đối tượng kiểm tra, điều tra của các cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, việc thành lập Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận không phù hợp với Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung Ương".

"Vì vậy, Bộ GTVT đang giao Vụ quản lý doanh nghiệp chủ trì phối hợp với Tổng Công ty Cửu Long khẩn trương lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau đó trình báo cáo Thủ tướng".

Cũng theo lãnh đạo Bộ GTVT, "dự kiến, Bộ sẽ có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty Cửu Long cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) thuộc Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước".

Ngoài ra, sau khi "khai tử" CIPM, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu "Chủ tịch HĐTV và Tổng Giám đốc CIPM rà soát, chuẩn bị nhân sự có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và năng lực để tăng cường cho các Ban Quản lý dự án đường thuỷ và Ban Quản lý dự án 7".

Như vậy, cho đến thời điểm này, việc thành lập Ban QLDA Mỹ Thuận vẫn chưa được phê duyệt, kịch bản sáp nhập CIPM vào VEC bị "tuýt còi", nhân sự của CIPM sau khi đơn vị này xoá sổ sẽ chuyển về các Ban QLDA khác. Rõ ràng, mô hình nào cho CIPM đang đứng "giữa ngã ba đường".

Bộ GTVT giao dự án cao tốc Mỹ Thuận-Cần Thơ liệu có đúng luật?

Trong khi câu chuyện CIPM sáp nhập vào VEC hay trở thành Ban QLDA Mỹ Thuận, hay phải sáp nhập nhân lực vào các Ban QLDA khác chưa ngã ngũ thì việc Bộ GTVT "vội vã" giao Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (khoảng 4.900 tỷ đồng) cho CIPM liệu có đúng luật?

Nên nhớ, đến thời điểm này CIPM đang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần có nguồn vốn nhà nước. Tuy nhiên, đây không phải là Ban QLDA nên không thể đại diện cho Bộ GTVT nắm giữ vai trò Chủ đầu tư dự án.

CIPM là công ty cổ phần, cần phải hoạt động như một công ty, họ cũng phải đấu thầu dự án chứ không được giao quyền quản lý dự án.

Theo tìm hiểu của VietnamFinance, trước đó, CIPM cũng được "ưu ái" quản lý một số dự án lớn khu vực phía Nam như: Quốc lộ 14, Quốc lộ 51, đường hành lang ven biển phía nam, đường Nam Sông Hậu,… Đáng chú ý là cả cao tốc Tp.HCM - Trung Lương (sau này chuyển nhượng lại cho một công ty của Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc), hiện dự án này cũng vẫn đang dính những kiện cáo, lùm xùm).

Ngoài ra, CIPM tiếp tục được giao quản lý Dự án Lộ Tẻ-Rạch Sỏi, dự kiến hoàn thành trong năm 2020 để kết hợp dự án kết nối khu vực đồng bằng Mekong thành tuyến cao tốc thứ 2 song song với Quốc lộ 1A. Mới đây nhất, CIPM tiếp tục được giao cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ trong khi Tổng công ty này sắp bị "khai tử".

Đinh Tịnh

Theo https://vietnamfinance.vn/thu-tuong-tuyt-coi-viec-sap-nhap-tong-cong-ty-cuu-long-vao-vec-20180504224238264.htm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9

Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục hàng không Việt Nam (HKVN) cho biết: Cục hàng không vừa có đề xuất mở lại 6 đường bay quốc tế từ ngày 15/9. Đó là các đường bay đi/đến với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào và Campuchia.

Dân tộc Việt Nam: 75 năm đương đầu thách thức - vững bước đi lên

Trải qua 75 năm kể từ ngày 2/9/1945 - Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, chung sức xây dựng...

Ông Shinzo Abe từ chức: Chân dung vị thủ tướng Nhật nhiều thiện cảm với Việt Nam

Từ chức vì lý do sức khỏe ở tuổi 65, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe để lại nhiều bất ngờ và cả nuối tiếc cho những người luôn theo dõi ông trên hành trình chèo lái nước Nhật.

75 năm ngoại giao Việt Nam: Thiết lập quan hệ chính thức với nhiều quố

Cho đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc (LHQ); thiết lập được khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đ

Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam

Sáng 27/8, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020) và Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2020-2025.

XEM THÊM TIN