Thu về hơn 100 tỷ đồng cho ngành hàng OCOP nhờ các phiên livestream bán đặc sản vùng miền

17:32 | 23/10/2023

DNTH: Trong vòng 6 tháng qua có hơn 800 phiên phát trực tiếp gắn logo Chợ phiên OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) lên sóng trên TikTok Shop đã mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng cho các sản phẩm đặc sản OCOP tại 14 tỉnh thành.

Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (TTXTTMNN), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vừa có kết quả tổng kết 6 tháng của hành trình tổ chức “Chợ phiên OCOP - chiến dịch quảng bá nông sản”.

Đây là sự kiện do TTXTTMNN phối hợp cùng nền tảng TikTok và Ban thanh niên nông thôn - trung ương Đoàn tổ chức thực hiện. Bắt đầu từ tháng 4/2023. với mục tiêu mở rộng đầu ra cho đặc sản địa phương và nâng cao năng lực số cho các chủ thể OCOP, đến nay, hoạt động đã trải dài xuyên suốt 14 tỉnh thành từ Bắc Kạn, Sơn La, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tầm quy mô trong giai đoạn tới.

hinh-2-2023102122232646920231023085515
Tọa đàm "Tìm kiếm chìa khóa đột phá cho thương mại điện tử OCOP" tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều ngày 21/10.

Chương trình cũng hỗ trợ đào tạo kỹ năng số cho hơn 3000 nhà bán hàng đến từ 30 tỉnh, thành phố. Bằng nỗ lực hợp tác chặt chẽ cùng sự hưởng ứng rộng rãi từ cộng đồng nhà sáng tạo và nhà bán hàng, người dùng và các chủ thể doanh nghiệp, chương trình đã tạo ra giá trị gia tăng cho các sản phẩm OCOP, góp phần mang lại những tác động tích cực đối với kinh tế địa phương và ngành nông nghiệp.

Điển hình sau hai tháng, doanh thu của thương hiệu thịt chua Trường Foods (Phú Thọ) tăng trưởng 409%, mật Ong Phương Di (Gia Lai) tăng trưởng 122%, Tú Trinh Foods (Đồng Tháp) tăng trưởng 172% hay món lạ vườn nhà (Lâm Đồng) cũng ghi nhận mức tăng trưởng 85%.

Nhiều sản phẩm OCOP 3 - 4 sao đã đạt top ngành hàng F&B như trà cà gai leo Giga, bún phở sấy dẻo, long nhãn ôm sen, trà gạo lứt quê Việt…

Ông Nguyễn Minh Tiến - Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp nhấn mạnh rằng: Chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh đã được Đảng, Chính phủ, xác định là giải pháp, là xu hướng tất yếu để các đơn vị sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh, tồn tại và phát triển. Hiện nay, thói quen mua sắm trên nền tảng mạng xã hội đã và đang thực sự bùng nổ.

Việc hợp tác với mạng xã hội đóng vai trò quan trọng giúp giải bài toán lâu dài cho lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ nông sản. Đồng thời, hợp tác góp phần củng cố và hiện thực hóa mục tiêu và định hướng của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Đề cập đến tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ trong tiêu thụ nông sản, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng: thông qua chương trình, hàng trăm chủ thể OCOP và nhà bán hàng nông nghiệp có cơ hội tiếp cận công nghệ và quảng bá nông sản trên nền tảng số. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp, TikTok và các đơn vị liên quan để thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số, xúc tiến thương mại số cho các sản phẩm OCOP nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung.

nong-san-ban-online2023102121212120231023085302
Nông dân Cần Giờ cùng lúc được livestream trên hàng loạt kênh TikTok để quảng bá và bán sản phẩm OCOP.

Ngày 21/10 vừa qua, tại sự kiện “chợ phiên OCOP - chiến dịch quảng bá nông sản” tiếp tục được thực hiện tại huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). Nhiều nông sản của Cần Giờ như mật dừa nước Vietnipa, muối tôm Thiềng Liềng, yến đảo… đồng loạt livestream bán hàng thu về doanh thu ấn tượng.

Thống kê cho biết phiên LIVE đã tiếp cận 16 triệu người với hơn 350.000 lượt xem, doanh số sản phẩm bán ra đạt hơn 900 triệu đồng. Các video đăng tải về sự kiện OCOP Cần Giờ tiếp cận được 20 triệu lượt xem sau một ngày đăng tải.

Thông tin từ báo cáo tổng kết 6 tháng cũng cho biết, nền tảng TikTok đã phối hợp với địa phương tổ chức 25 sự kiện chợ phiên nhằm tuyên truyền quảng bá du lịch nông thôn địa phương đến cộng đồng và bạn bè quốc tế.

Đơn cử như dự án “Bí xanh Ba Bể- Bắc Cạn, vải thiều Lục ngạn - Bắc Giang, Mận Phiêng Khoài - Nhãn Sông Mã Sơn La, Nông sản trong mây (Macca, Sầu Riêng) - Lâm Đồng; Xứ sở Sen Hồng (#cayxoainhatoi) - Đồng Tháp, Chiến dịch Con hươu nhà tôi - Hà Tĩnh... thu hút 300 triệu lượt xem livetream.

Cùng với đó, đơn vị này đã và đang phối hợp với cơ quan nhà nước thực hiện thí điểm xây dựng giải pháp số hóa một số làng nghề truyền thống. Đồng thời hỗ trợ hoạt động quảng bá các giá trị văn hóa dân tộc và loại hình thủ công mỹ nghệ cho các nghệ nhân thông qua các công cụ sáng tạo trên nền tảng.

Theo Thương hiệu Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tái cơ cấu nông nghiệp: Chìa khóa xây dựng nông thôn mới ở Long An

DNTH: Long An coi tái cơ cấu nông nghiệp là chìa khóa để nâng cao các tiêu chí nông thôn mới (NTM). Tỉnh cũng đã chủ động ban hành các đề án phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm nông nghiệp, đồng thời lồng ghép hiệu quả nguồn vốn...

Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên

DNTH: Theo TS. Trần Quý (Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam) chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là hai yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững ngành nông nghiệp tại Tây Nguyên.

Phát huy vai trò hợp tác xã trong đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Phát triển hợp tác xã (HTX) là nền tảng cốt lõi để thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Gia tăng số lượng thành viên HTX sẽ giúp mở rộng diện tích sản xuất, đồng thời tạo điều kiện...

Đẩy mạnh tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Sáng 12/11 tại Hà Nội, Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tìm kiếm giải...

Ứng dụng công nghệ vào chế biến, bảo quản sản phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản

DNTH: Ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản – thực phẩm đóng vai trò then chốt, mở ra cánh cửa cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp.

Thị trường Halal: Cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam

DNTH: Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE) năm 2022, dự đoán chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1,67 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như...

XEM THÊM TIN