Thừa Thiên - Huế: Hỗ trợ nông dân cứu lúa đổ ngã, giảm thiểu thiệt hại vụ Đông Xuân
11:19 | 16/04/2020
DNTH: Trước thực trạng hàng ngàn ha lúa bị đổ ngã, ngập úng do ảnh hưởng của không khí lạnh vừa qua. Tỉnh Thừa Thiên – Huế đã đưa ra các giải pháp, để hỗ trợ người dân cứu những diện tích lúa bị đổ ngã, qua đó hạn chế tối thiểu được thiệt hại lúa vụ Đông Xuân
Tại buổi đi kiểm tra tình hình thiệt hại lúa vụ Đông Xuân do ảnh hưởng của không khí lạnh trên địa bàn tỉnh, ngày 15/4, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, yêu cầu các địa phương khẩn trương tập trung lực lượng, hỗ trợ nông dân cứu lúa, hạn chế tối thiểu thiệt hại lúa Đông Xuân do mưa lớn gây ra.
Vụ Đông Xuân 2019-2020, toàn tỉnh đã gieo cấy khoảng 28.667 ha lúa. Đến nay lúa trổ, chín khoảng 28.157 ha, diện tích thu hoạch khoảng 50ha. Theo báo cáo nhanh của các địa phương, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa lớn trên diện rộng vào chiều 12/4-13/4/2020 đã làm cho 4.156 ha lúa bị ngập từ 0,15-0,2 m. Tổng diện tích lúa bị ngã đổ 10.769 ha.
![]() |
Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đi kiểm tra thiệt hại lúa vụ Đông Xuân tại huyện Phú Vang. |
Qua kiểm tra thực tế các diện tích lúa bị thiệt hại tại xã Phú Gia (huyện Phú vang) và phường Thủy Châu, Thủy Phương (thị xã Hương Thủy), tại đây nhiều diện tích lúa vụ Đông Xuân đã bị ngã đổ, ngập úng do mưa to, gió lớn.
Đưa ra giải pháp khắc phục, ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, với phương châm “còn nước, còn tát”, lãnh đạo các địa phương phải tập trung vận động, hỗ trợ người dân cứu các diện tích lúa bị thiệt hại. Trong đó, diện tích lúa giai đoạn trổ chín đến đỏ đuôi, có tỷ lệ hạt chín trên bông lớn hơn 85 % tiến hành thu hoạch sớm, với phương châm xanh nhà hơn già đồng để hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Đối với diện tích lúa giai đoạn trổ chắc xanh, sau khi tháo cạn nước trong ruộng cần tiến hành dựng lúa bằng cách túm 3-5 gốc lúa lại với nhau, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa trổ, vào chắc và chín. Đối với lúa làm đòng chuẩn bị trổ cần thoát nước nhanh, dựng lúa nếu bị đỗ rạp, sau khi thời tiết tạnh ráo tiến hành phun bổ sung phân bón lá siêu kali để cây lúa nhanh chóng phục hồi và thúc đẩy lúa trổ thoát.
![]() |
Do ảnh hưởng của mưa lớn, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế nhiều diện tích lúa bị ngập úng, đổ ngã. |
Để hạn chế thiệt hại về năng suất, sản lượng lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 do ảnh hưởng của mưa lớn và ngã đổ gây ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các địa phương khẩn trương thống kê, phân loại thiệt hại đối với từng vùng, từng đối tượng, đánh giá mức độ thiệt hại tương ứng với từng nhóm lúa để có cơ sở hỗ trợ, đồng thời tiến hành chuyển đổi giống lúa phù hợp với mùa vụ trong những năm tiếp theo.
Giải pháp trước mắt là tập trung lực lượng khơi thông dòng chảy, tiêu nước trong ruộng lúa để hạn chế hư hỏng do lúa bị mọc mầm và các nấm gây bệnh. Vận động bà con nông dân tiến hành bơm Kali để tăng sức đề kháng, độ cứng cho cây cũng như tăng cường kiểm tra các đối tượng sinh vật gây hại như bệnh lem lép hạt, khô vằn, rầy nâu,…để phun trừ kịp thời, hạn chế thiệt hại.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm tra diện tích lúa bị đổ ngã tại thị xã Hương Thủy. |
Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Phương cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ giống lúa để hỗ trợ cho bà con nông dân bị ảnh hưởng trong đợt này.
Như Kinh tế Môi trường đã thông tin, vừa qua do ảnh hưởng của không khí lạnh nên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có mưa vừa, đến mưa to (lượng mưa 25-50mm/24h), khiến hơn 10.000 ha lúa tại các địa phương trên địa bàn tỉnh bị đổ, ngã hàng loạt ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ Đông Xuân.
Đại Nghĩa
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha
DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...