Thừa Thiên - Huế: Tái cơ cấu nông nghiệp góp phần thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn

10:05 | 05/04/2020

DNTH: Trong những năm qua, ở huyện Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đem lại những hiệu quả thiết thực.

“Cú nhích” từ tái cơ cấu

Xã Phong Thu (huyện Phong Điền) bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm rất thấp, đạt 10/19 tiêu chí. Xác định lợi thế về thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây ăn quả có múi, xã Phong Thu đã tận dụng được các tiềm năng thế mạnh của mình để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xã đã xác định phát triển cây thanh trà trở thành cây chủ lực để tập trung đầu tư về khoa học, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, tổ chức lại quy mô sản xuất, đăng ký thương hiệu, hình thành chuỗi giá trị để tạo sức cạnh tranh, thương hiệu sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập, đồng thời mở rộng thêm diện tích sản xuất. Đến nay, toàn xã đã phát triển 135 ha cây thanh trà với 430 hộ sản xuất. Ước tính mỗi năm cây thanh trà cho thu nhập khoảng 15 tỉ đồng.

Việc thực hiện tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, không chỉ phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương mà còn giúp người dân tăng cường tính chủ động, đổi mới tư duy sản xuất, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

tai co cau nong nghiep gop phan thay doi dien mao bo mat nong thon
Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (thứ ba bên phải) trong một chuyến khảo sát, kiểm tra các mô hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Phong Điền. (Ảnh: Võ Tứ).

Ông Nguyễn Hữu Nam ,Chủ tịch UBND xã Phong Thu, chia sẻ : “Từ khi thực hiện Đề án tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xã Phong Thu đã triển khai kế hoạch phát triển các vùng trồng thanh trà tập trung, cải tạo các diện tích đất phù hợp để mở rộng thêm diện tích, hỗ trợ vốn cho nông dân, đồng thời phát triển thương hiệu thành sản phẩm OCOP chủ lực của xã. Qua đó để Phong Thu hoàn thành 19/19 tiêu chí xã Nông thôn mới ”.

Cây lúa hữu cơ chất lượng cao cũng được đưa vào sản xuất từ vài năm nay tại Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN) An Lỗ (xã Phong Hiền, huyện Phong Điền) và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Cây lúa hữu cơ hàng năm cho sản lượng thấp hơn so với sản xuất lúa truyền thống nhưng cho giá trị kinh tế hơn trên một đơn vị diện tích là khoảng 1,5 lần. Ngoài ra, việc phát triển cây lúa hữu cơ luôn đảm bảo thị trường đầu ra ổn định, thổ nhưỡng được cải thiện rất nhiều do thực hiện quy trình bón phân hữu cơ cải tạo đất. Đồng thời, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của bà con nông dân do không sử dụng thuốc thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Nguyễn Ba, Giám đốc HTX NN An Lỗ cho biết: “Trước những nhu cầu tất yếu của thị trường về các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, chúng tôi đang hướng tới phát triển cây lúa hữu cơ theo chuỗi giá trị với sự tham gia liên kết của các đơn vị nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, vận động các thành viên không ngừng nâng cao trình độ canh tác, kỹ thuật, mạnh dạn ứng dụng các cải tiến, áp dụng kỹ thuật; tuân thủ các quy trình sản xuất sản phẩm hữu cơ...để đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường”.

tai co cau nong nghiep gop phan thay doi dien mao bo mat nong thon

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở huyện Phong Điền. (Ảnh: Võ Tứ)

“Việc thực hiện các chính sách thông qua các chương trình tái cơ cấu nông nghiệp đã góp phần tăng trưởng nông nghiệp, cụ thể tỷ trọng các ngành nông nghiệp tăng mỗi năm từ 4 -6%, lâm nghiệp từ 5 -13,3%, thủy sản từ 29 - 34%”. Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền thông tin.

Nâng cao thu nhập

Thực hiện việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Phong Điền triển khai thí điểm nhiều mô hình, dự án khuyến nông giúp nông dân từng bước thay đổi tập quán canh tác lạc hậu nhằm nâng cao thu nhập. Từ năm 2017 đến nay, UBND huyện đã triển khai 25 mô hình, dự án với tổng kinh phí hỗ trợ của Ngân sách tỉnh và huyện là 13 tỷ đồng, người dân đóng góp trên 70 tỉ đồng.

“Thông qua các mô hình, dự án, huyện Phong Điền chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho người dân để tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được nông dân ứng dụng và nhân rộng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp”. Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN và PTNT huyện Phong Điền, cho biết:

Bên cạnh đó, huyện Phong Điền thực hiện tái cơ cấu gắn với dồn điền đổi thửa, áp dụng thâm canh tăng vụ, chuyển đổi hình thức sang sản xuất hàng hoá, trồng cây tập trung; hỗ trợ các hộ liên kết trong chăn nuôi, áp dụng công nghệ để nâng cao sản lượng,thực hiện quy trình giám sát an toàn dịch bệnh nâng cao giá trị sản phẩm, tạo điều kiện cho người dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ... góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn.

tai co cau nong nghiep gop phan thay doi dien mao bo mat nong thon
Mô hình trồng cây ném ở Phong Điền. (Ảnh: Võ Tứ)

Sau khi hoàn thành chương trình xây dựng NTM vào năm 2016, xã Điền Lộc đã không ngừng nỗ lực để xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu.

Theo ông Lê Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Điền Lộc (huyện Phong Điền) cho biết: “Ngoài huy động các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, Điền Lộc xác định phải tiếp tục triển khai các mô hình phát triển kinh tế như mô hình sản xuất lúa hữu cơ, lúa Vietgap, mô hình liên kết sản xuất tiêu thụ các giống lúa chất lượng, sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Vietgap, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp với nuôi cá ... để nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích. Đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/người”.

Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền chia sẻ: “Trong quá trình xây dựng NTM, để nâng cao tiêu chí thu nhập, huyện Phong Điền đã tập trung chỉ đạo tổ chức lại sản xuất, tạo chuyển biến về quy mô, năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích đầu tư xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với các loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao”.

Đến nay huyện Phong Điền có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, có 3 xã hoàn thành các tiêu chí NTM và làm thủ tục để UBND tỉnh thẩm định và công nhận. Phấn đấu đến cuối năm 2020, Phong Điền có 11/15 xã đạt chuẩn NTM.

Trần Bốn

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang

DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...

XEM THÊM TIN