Thúc đẩy chăn nuôi lợn trên cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh
20:15 | 06/05/2020
DNTH: Tại hội nghị “Thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn” diễn ra ngày 6/5 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Thúc đẩy chăn nuôi lợn nhanh nhưng phải an toàn dịch bệnh, trong đó đặc biệt chú trọng đến chăn nuôi hộ và các hợp tác xã đáp ứng điều kiện an toàn sinh học”.
Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Chăn nuôi theo mô hình khép kín và an toàn sinh học và thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi là giải pháp chính được các đại biểu tập trung thảo luận để thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn trong bối cảnh hiện nay.
Báo cáo của các địa phương cho thấy, đến nay tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24,89 triệu con, tương đương 80,3% so với tổng đàn trước khi có dịch tả lợn châu Phi, tăng bình quân 5,78%/tháng. Trong đó, 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có dịch. Chỉ tính riêng 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh nuôi giữ khoảng 35% đàn lợn thương phẩm và tốc độ tái đàn lợn khu vực này đang tăng nhanh, đạt 17%.
Với tỉ lệ chăn nuôi hộ gia đình chiếm 65% tổng đàn lợn của địa phương, ông Đỗ Đức Duy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cho biết, khó khăn hiện nay trong tái đàn là con giống, tiếp đến là vốn, đặc biệt khu vực với 65% là nông hộ, những hộ có đàn lợn bị dịch và họ đang thiếu giống, thiếu vốn để tái đàn. Tỉnh đã giảm điều kiện về quy mô chăn nuôi và tăng mức hỗ trợ cho các hộ nông dân.
Ngoài ra, tỉnh bổ sung thêm chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung, chăn nuôi nói riêng. Ông Đỗ Đức Duy kiến nghị, Chính phủ và Bộ NN&PTNT có giải pháp đảm bảo bình ổn, phát triển chăn nuôi lợn phục vụ trong nước và xuất khẩu, tránh mất cân đối cung cầu và biến động giá bởi địa phương cũng như các hộ chăn nuôi rất lo lắng về đầu ra sản phẩm. Tỉnh đề nghị doanh nghiệp đẩy mạnh cung ứng con giống thương phẩm an toàn cho các hợp tác xã, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ địa phương các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học.
Ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, công ty đã tăng nguồn cung lợn giống hậu bị tương đối mạnh bằng cách tăng tỉ lệ lựa chọn. Trước đây, công ty chỉ lựa chọn con giống với khoảng 70% con được đẻ ra. Thời gian này, công ty thậm chí lựa chọn lên tới trên 90% để cung cấp cho nội bộ và những con lợn giống tốt với tỉ lệ chọn dưới 70% vẫn để phục vụ người nông dân.
Bên cạnh đó, công ty còn luân chuyển con giống giữa vùng miền, như chuyển từ khu vực miền Trung sang Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, những vùng người dân có nhu cầu con giống cao.
Khẳng định vai trò của chăn nuôi hộ và hợp tác xã trong thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn cũng như tái đàn sau dịch, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, tốc độ tái đàn lợn ở các doanh nghiệp lớn hiện nay tăng rất nhanh, để đạt mục tiêu khôi phục đàn lợn cả nước bằng với thời điểm trước khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra trong cuối quý 3 và đầu quý 4 năm nay phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, đặc biệt chú trọng đến chăn nuôi hộ và các hợp tác xã đáp ứng điều kiện an toàn sinh học. Các địa phương cần nhanh chóng hoàn thành việc hỗ trợ thiệt hại cho các hộ chăn nuôi có lợn chết và bị tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi.
![]() |
Phải tuân thủ nghiêm quy trình an toàn sinh học bởi vì nếu để xảy ra dịch bệnh thì thiệt hại sẽ nặng nề hơn rất nhiều thời gian qua - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, công tác tái đàn hiện nay cần nguồn vốn rất lớn vì vậy ngân hàng phải cùng đồng hành với bà con nông dân, hợp tác xã, trang trại chăn nuôi để không chỉ phát triển nhanh mà còn hướng đến mục tiêu bình ổn thị trường với giá cả hợp lý, về lâu dài giảm thiệt hại đối với ngành chăn nuôi. Các nhóm chính sách phải thực hiện đồng bộ từ khu vực Nhà nước đến các địa phương, trong đó đối với các hộ chăn nuôi, trang trại, hợp tác xã phải liên kết chặt chẽ theo chuỗi, trước hết phải tuân thủ nghiêm quy trình an toàn sinh học bởi vì nếu để xảy ra dịch bệnh thì nguy cơ rủi ro, thiệt hại đơn, thiệt hại kép là không thể lường hết được. Song song với đó, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm thương mại với vai trò dẫn dắt và trách nhiệm xã hội tập trung chia sẻ các sản phẩm dịch vụ, con giống cho các nhóm hộ, hợp tác xã:
“Chúng tôi yêu cầu tất các tỉnh, thành phố mời doanh nghiệp chăn nuôi lớn đóng trên địa bàn tổ chức triển khai. Yêu cầu rõ nhiệm vụ của doanh nghiệp lúc này phục vụ những sản phẩm, dịch vụ chính đăng ký của doanh nghiệp với giá cả hợp lý, đây là trách nhiệm thương mại, đây hoàn toàn theo đúng quy luật thị trường. Nhà nước vẫn hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ thị trường, khuyến khích tổ chức sản xuất, vẫn khuyến khích quản trị thay đổi để đảm bảo giá thành hợp lý nhất, vẫn có lợi cho doanh nghiệp, lợi cho người dân, đây là nghệ thuật nuôi dưỡng và bảo vệ thị trường lâu dài của chính doanh nghiệp”, Bộ trường Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Đỗ Hương
chinhphu.vn

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu
DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống
DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất
DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo
DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng
DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

Xây dựng nông thôn mới tại Đồng Hưu, Bắc Giang
DNTH: Từ một xã miền núi còn nhiều khó khăn của huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), Đồng Hưu nay đã khoác lên mình diện mạo mới nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới. Vùng quê nay đã trở nên trù phú, tràn đầy sức sống, đời sống...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...