Thương hiệu của cơ sở giáo dục tự chủ gắn liền với hình ảnh và trách nhiệm người đứng đầu

15:15 | 02/06/2020

DNTH: Trong những năm gần đây cơ chế thị trường đã tác động rất sâu sắc đến môi trường giáo dục, hình ảnh người giáo viên và cán bộ quản lý có dấu hiệu xuống cấp bởi rất nhiều vụ việc tiêu cực làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học kìm hãm sự phát triển, tự chủ của các ngành học, bậc học. Giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh trong quá trình điều hành, chuyên môn của các cơ sở GD& ĐT đang là đòi hỏi cấp thiết. Vụ việc thụ lý giải quyết đơn tố cáo của bà Trần Thị Ngân tố cáo Hiệu trưởng Đại học SPKT Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình. Chúng tôi thông tin đến độc giả như một minh chứng từ những vụ việc không lớn nhưng giải quyết chưa thỏa đáng dẫn đến công dân tố cáo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đến các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương. Thương hiệu cơ sở giáo dục dạy nghề uy tín bậc nhất phía Nam đang bị tổn hại chỉ vì những sự việc không đáng có, đòi hỏi sự chấn chỉnh kịp thời của Bộ chủ quản và Đảng bộ thành phố.

Danh tiếng của cơ sơ giáo dục Đại học tự chủ

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển trên cơ sở Ban Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật thành lập ngày 05/10/1962. Ngày 27/10/1976, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức. Đến năm 1984, Trường Đại học Sư phạm kỹ Thuật Thủ Đức sát nhập với Trường Công Nghiệp Thủ Đức thành Trường Đại học sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991, Trường Sư phạm Kỹ thuật 5 tiếp tục sát nhập vào trường. Với chức năng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường trung học phổ thông; đào tạo đội ngũ kỹ sư công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuật; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Ngày 30/06/2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thí điểm cơ chế hoạt động của Trường theo mô hình tự chủ: Đào tạo 5 trình độ với 55 chuyên ngành trong đó có 06 chuyên ngành trình độ tiến sĩ 13 chuyên ngành trình độ Thạc sỹ, 29 ngành trình độ Đại học, 05 ngành trình độ Cao đẳng. Tính đến tháng 01/2018, Trường đã kiểm định 08 chương trình đào tạo tiêu chuẩn (AUN-QA). Trường có gần 800 cán bộ CNV với hơn 500 giảng viên trong đó gần 30 Phó giáo sư và hơn 100 Tiến sĩ.

Với quy mô và năng lực đào tạo rất lớn, đòi hỏi trách nhiệm và uy tín người đứng đầu nhà trường phải cao và là tấm gương cho các thế hệ giáo viên và học sinh noi theo.

Tuy nhiên ngay từ khi thực hiện quy chế tự chủ theo Quyết định số 937/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/06/2017, người đứng đầu nhà Trường là ông Đỗ Văn Dũng đã bị cán bộ dưới quyền tố cáo sai phạm trong công tác quản lý. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập đoàn để giải quyết, tuy nhiên đến nay sự việc vẫn chưa thể kết thúc làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của tập thể Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và cá nhân người đứng đầu là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng. Gần đây liên quan đến sự việc tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,người tố cáo đã gửi đơn đến nhiều cơ quan Trung ương để tố cáo Bộ trưởng bộ GD&ĐT.

Thương hiệu “Sư phạm kỹ thuật Thủ Đức” đang bị tổn hại như thế nào?

Trong các đơn của bà Trần Thị N, là cán bộ của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến nhiều cơ quan có thẩm quyền đã tố cáo Ông Đỗ văn Dũng các vấn đề: Không thực hiện đúng các quy định trong công tác cán bộ; Vi phạm các quy định của nhà nước trong việc mua sắm và xây dựng cơ bản; Đi nước ngoài không xin phép; Tiếp nhận tài trợ trái quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết tố cáo như thế nào?

Ngày 25/01/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông báo kết quả giải quyết tố cáo số 19/TB-BGDĐT (đóng dấu mật) gửi đến bà Trần Thị N. Theo bà Ngân: phần lớn các tố cáo của bà tại thông báo này Bà đã tố cáo là đúng.

Ngày 29/01/2018, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kết luận thanh tra về việc thanh tra hành chính Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (Số 01/KL-TTr) đã xã nhận nhiều vấn đề bà N tố cáo là có cơ sở và chỉ ra rất nhiều vấn đề chỉ đạo, điều hành của Ông Đỗ Văn Dũng là chưa đúng quy định …

Ngày 13/04/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông báo số 211/TB-BGDĐT về việc phê bình công chức Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh vì có thiếu sót, sai phạm liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu.

Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo bị tố cáo những gì?

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo giải quyết tố cáo, bà N nhận thấy chưa thỏa đáng. Từ tháng 6/2018, bà N gửi đơn cho Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, VPCP, UB Kiểm tra Trung ương để tố cáo ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Trong đơn, bà N cho rằng:  Bộ trưởng GD&ĐT “có hành vi bao che người bị tố cáo là ông Đỗ Văn Dũng, hiệu trưởng trường ĐHSPKT TPHCM”.

Theo đó, bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã kéo dài thời gian để ông Dũng làm hiệu trưởng thêm 15 tháng sau khi hết nhiệm kỳ vào tháng 5/2018 để được bổ nhiệm lại theo thủ tục và điều kiện đơn giản theo Luật giáo dục mới. Ông Dũng sai phạm nhiều nhưng chỉ bị “kỷ luật khiển trách”, theo bà N, là không tương xứng với mức độ sai phạm như kết luận thanh tra của Bộ GD&ĐT.

Các cơ quan nói trên đều chuyển đơn đến Bộ GD&ĐT. Riêng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân căn cứ vào Luật Tố cáo đã chuyển đơn đến VPCP để cơ quan này báo cáo Thủ tướng chỉ đạo giải quyết. Vì theo Luật Tố cáo 2018, thì Thủ tướng có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Bộ trưởng, Thứ trưởng…”.

Cuối tháng 10/2019, Văn phòng Chính phủ sau khi nhận được báo cáo của Bộ GD&ĐT đã có công văn truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình. Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để xác minh, kết luận chính xác, khách quan các nội dung tố cáo của bà N. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu phải có kiến nghị, giải quyết tố cáo đúng quy định pháp luật, báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/2/2020.

Tuy vậy, nguồn tin của chúng tôi, cuối tháng 1/2020, Bộ Nội vụ đề nghị gia hạn và được chấp thuận kéo dài cuộc kiểm tra, xác minh này đến ngày 4/3/2020. Hiện nay, báo cáo đã được Bộ Nội vụ trình lên và cơ quan này đang chờ đợi ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Giải quyết dứt điểm tố cáo góp phần cải thiện hình ảnh ngành giáo dục và nâng cao thương hiệu cơ sở giáo dục tự chủ

Trong các năm 2017, 2018, 2019 bà N đã gửi 17 văn bản thuộc các thể loại: Tố cáo, kiến nghị đến các cơ quan chức năng Trung ương, Bộ, Ngành liên quan đến vụ việc tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 29/10/2019, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 9850/VPCP-V.I về việc giải quyết tố cáo của bà N, tại văn bản này đã truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình “Giao Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh, kết luận chính xác, khách quan các dội dung tố cáo của bà N, kiến nghị giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01/02/2020.

Đến nay đã quá thời hạn trên, chúng tôi đã xác minh và được biết Bộ Nội vụ chưa có văn bản trả lời các nội dung trả lời người tố cáo theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

Phóng viên đã có cuộc điện thoại phỏng vấn bà N được bà cho biết:“Tôi mong muốn các vấn đề được làm sáng tỏ và giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Vì như vậy thì tôi sẽ “minh oan” và không bị trù dập. Vì khi tôi tố cáo thì tôi bị cho là gây rối, mất đoàn kết nội bộ, chứ không phải là người dám đứng ra tố cáo, thẳng thắn. Thật ra, nguyên nhân tôi tố cáo kéo dài một phần cũng là vì Bộ GD&ĐT trước đây không giải quyết dứt điểm những vấn đề tôi kiến nghị.

Nếu kết luận lần này giải quyết được các vấn đề tận gốc rễ thì thì những người tố cáo mới có “động lực”. Thực ra không ai muốn tố cáo như vậy vì có thể bị ảnh hưởng đến lợi ích và an toàn cá nhân. Nhưng tôi thì không chịu khuất phục trước sai trái

Dù chưa có kết luận cuối cùng từ các cơ quan có thẩm quyền và đã quá muộn để xử lý một sự việc làm tổn hại đến hình ảnh của một cơ sở giáo dục đại học danh tiếng hàng đầu thành khu vực phía Nam. Nhưng việc giải quyết dứt điểm tố cáo của công dân với người đứng đầu cơ sở giáo dục là việc làm cấp bách để góp phần cải thiện hình ảnh tốt đẹp của ngành giáo dục sau nhiều bê bối về gian lận thi cử trong năm 2019 vừa qua. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục tự chủ có uy tín trong 60 năm qua, đó là thành quả của nhiều thế hệ giáo viên và học sinh.Vì vậy trách nhiệm giải trình và hình ảnh người đứng đầu phải thật sự minh bạch, uy tín cao mới xứng đáng với bề dày truyền thống và kỳ vọng của xã hội vào thương hiệu “Sư phạm kỹ Thuật Thủ Đức” trước thềm năm học 2020-2021.


Hoàng Hà

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Carvivu và Motorcycles TV ký kết hợp tác chiến lược – Đồng hành vì Tăng Trưởng Xanh, hướng đến Net Zero 2050

DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty CP Carvivu (Carvivu) và Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Motorcycles TV (MTV) đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU), mở ra liên minh chiến lược toàn diện vì một hệ sinh thái xe điện bền vững.

Herbalife Việt Nam được vinh danh Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu 2025

DNTH: Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vừa được vinh danh thuộc Top 50 Doanh Nghiệp FDI (Foreign Direct Investment - Doanh Nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài) Tiêu Biểu tại Việt Nam...

Tập đoàn Sơn Hải tuyển dụng 80 nhân sự, người dân kỳ vọng thi công cao tốc Quy Nhơn–Pleiku

DNTH: Trong bối cảnh nhiều dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn đang triển khai nhanh chóng trên khắp cả nước, Tập đoàn Sơn Hải – một trong những doanh nghiệp thi công cao tốc uy tín hàng đầu Việt Nam – chính thức thông báo tuyển dụng...

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ

DNTH: Tăng khả năng tiếp cận giúp các nhà xuất khẩu địa phương kết nối hiệu quả hơn với thị trường Mỹ.

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam

DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn

DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...

XEM THÊM TIN