Tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam: Vấn đề và kiến nghị chính sách

13:49 | 09/11/2018

DNTH: Sáng ngày 9/11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức Hội thảo “Tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam: Vấn đề và kiến nghị chính sách”, nhằm thảo luận về những vấn đề, thực trạng của nông nghiệp cao tại Việt Nam và thế giới, từ đó đề xuất giải pháp để tiếp cận nông nghiệp 4.0 ở Việt Nam.

Tại hội thảo, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, cuộc cách mạng 4.0 trong lĩnh vực nông nghiệp đã được các nước trên thế giới áp dụng nhiều năm nay. Nhưng tại Việt Nam, mới chỉ có một số doanh nghiệp áp dụng số hóa vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban Thể chế kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cũng nhận định: “Nông nghiệp 4.0 là quy trình khép kín bằng công nghệ như giống chất lượng cao, phân bón thông minh, thuốc trừ sâu thảo dược, canh tác chính xác, giảm hao hụt giống và giảm phát thải khí nhà kính, tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến, ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc... Tại Việt Nam đã có một số doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông minh trong các công đoạn khác nhau của ngành nông nghiệp và mang lại nhiều kết quả tích cực như: VIFARM ứng dụng công nghệ thủy canh hồi lưu, trồng trên các giá thể với công nghệ tưới nước nhỏ giọt, truy xuất nguồn gốc thông qua mã vạch...;VINECO ứng dụng công nghệ tự động hóa, cơ giới hóa, công nghệ tưới tiêu tự động, toàn bộ giai đoạn được thực hiện bằng máy móc để đảm bảo sạch 100%; Cau Dam Farm có hệ thống IoT quản lý nông trại khép kín và tự động hoàn toàn, các giai đoạn thực hiện tự động...”

Bà Nguyễn Thị Luyến, Trưởng ban Thể chế kinh tế, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại hội thảo

Cũng theo bà Luyến, sự tham gia ứng dụng trong nông nghiệp chưa nhiều, tập trung chủ yếu vào một số khâu, công đoạn, còn manh mún, tự phát. Ngoài ra, khoảng cách giữa hiện trạng và đòi hỏi của Nông nghiệp 4.0 là khá lớn, trình độ công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản còn lạc hậu, dựa vào kinh nghiệm là chính, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa và máy móc còn ít, lĩnh vực chế biến nông sản chưa phát triển, quy mô nhỏ và vừa, thiết bị lạc hậu, phần lớn nông dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều thu hoạch, chế biến theo phương pháp thủ công, chưa áp dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến, thu hoạch...

Theo các đại biểu, nếu không tận dụng được cơ hội trong cách mạng công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp để gia tăng năng xuất, chất lượng hàng hóa thì chúng ta sẽ tụt hậu. Vì vậy, PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh rằng, Việt Nam có tiềm năng về phát triển nông nghiệp, cần kết nối được các doanh nghiệp, nhà đầu tư với nông dân, đưa khoa học công nghệ vào nông nghiệp, cần tập trung xây dựng các chính sách ưu đãi, thay đổi cơ chế cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...

PGS. TS. Đinh Dũng Sỹ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ phát biểu tại Hội thảo

Trong khuôn khổ buổi hội thảo, các đại biểu cũng đồng tình rằng, để phát triển nông nghiệp theo hướng 4.0, cần thực hiện nhiều giải pháp về nguồn nhân lực, đất đai, cơ sở hạ tầng, cơ sở dữ liệu, vấn đề về tài chính và thị trường. Đồng thời, cũng cần thay đổi tư duy làm nông nghiệp, lấy thị trường để làm căn cứ xác định mặt hàng, chất lượng...

Hoàng Vân

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trí tuệ nhân tạo: Diệt cỏ dại bằng robot AI - Tương lai của ngành nông nghiệp

DNTH: Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, với công nghệ ngày nay, không khó để tưởng tượng các nhà khoa học có thể chế tạo một robot diệt cỏ dại trên các cánh đồng canh tác rộng lớn.

Giảm lệ thuộc hóa chất, bước chuyển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại

DNTH: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên đang dần cạn kiệt, môi trường sống bị đe dọa nghiêm trọng, ngành nông nghiệp vốn phụ thuộc vào thiên nhiên đang đứng trước những thách thức to lớn. Đằng sau mỗi mùa vụ bội thu...

SMEs: Động lực mới cho nông nghiệp thông minh

DNTH: Trong khi các doanh nghiệp lớn đóng vai trò dẫn dắt thị trường, thì hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) lại là lực đẩy âm thầm nhưng bền bỉ trong việc đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và lan tỏa giá trị địa...

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

DNTH: Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao: Thay đổi tư duy và phương thức canh tác bền vững

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 tại TP Cần Thơ.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

XEM THÊM TIN