'Tiếp thị' trực tuyến vải thiều tới cả nước và ra nước ngoài

20:59 | 06/06/2020

DNTH: Ngày 6/6, UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 với điểm cầu chính tại Bắc Giang, 61 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên cả nước và 4 điểm cầu tại các tỉnh của Trung Quốc.

Các đại biểu dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu chính tỉnh Bắc Giang.

Theo báo Bắc Giang, sự kiện đã thu hút sự tham dự của trên 2.300 đại biểu tại các điểm cầu. Nhân dịp này, Bắc Giang khai trương sản giao dịch điện tử “Vải thiều Bắc Giang”.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Bắc Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ cắt băng xuất hành những xe vải đầu tiên đi tiêu thụ tại thị trường trong nước và quốc tế.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn cho biết, hiện nay Bắc Giang được coi là “thủ phủ” trái cây ở miền Bắc Việt Nam và là “kinh đô” của vải thiều với diện tích 28.000 ha, sản lượng đạt từ 150.000-200.000 tấn/năm, riêng năm 2020 sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 160.000 tấn.

Diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP 15.000 ha, GlobalGAP là 218 ha - được Mỹ cấp mã số IRADS, cơ quan chức năng Nhật Bản chấp thuận 19 mã vùng trồng; cơ quan chức năng Trung Quốc đã chấp thuận 149 mã vùng trồng và 288 cơ sở đóng gói.

Năm 2020, vụ vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã bắt đầu từ giữa tháng 5 và sẽ kết thúc vào cuối tháng 7. Để thích ứng với tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, tỉnh Bắc Giang dự kiến xúc tiến tiêu thụ vào thị trường nội địa khoảng 50% sản lượng vải thiều và thị trường xuất khẩu 50%.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn nhấn mạnh: "Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước đăng ký thu mua và xuất khẩu vải thiều của Bắc Giang với các thủ tục giao thương diễn ra thuận lợi. Sau hội nghị này, Bắc Giang kỳ vọng được đón tiếp nhiều hơn nữa các doanh nghiệp và thương nhân trong nước và nước ngoài đến tham quan, khảo sát, sớm ký kết hợp đồng chính thức với các hợp tác xã, doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh để ổn định trong thu mua, tiêu thụ vải thiều. Tỉnh Bắc Giang cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người trồng vải, doanh nghiệp, thương nhân trong và ngoài nước trong công tác thu hoạch, chế biến và tiêu thụ vải thiều".

Đánh giá về chất lượng vải thiều của Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh nhận định, cùng với chất lượng được duy trì, cải thiện, vải Bắc Giang ngày càng chú trọng áp dụng các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, nâng cao an toàn thực phẩm. Vải thiều Bắc Giang không chỉ là đặc sản trong nước mà còn chinh phục được nhiều thị trường khó tính, được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia.

Tại hội nghị, đại diện nhiều tập đoàn, chợ đầu mối, hiệp hội hoa quả trong và ngoài nước đã cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc tiêu thụ vải thiều. Nhiều ý kiến cũng đề nghị, để việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi, các doanh nghiệp, thương nhân nên từng bước chuyển từ loại hình xuất khẩu tiểu ngạch biên giới sang xuất khẩu chính ngạch, tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, tem nhãn, quy cách đóng gói.

Các cơ quan cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn phối hợp với cơ quan chức năng của Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, thương nhân xuất khẩu vải thiều; nhất là về thủ tục hành chính, thủ tục kiểm dịch, thông quan, làm thêm giờ và ưu tiên phân luồng riêng cho xe chở vải thiều xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định, để tiếp tục nâng tầm giá trị quả vải thiều Việt Nam, Bộ Công Thương sẽ tích cực phối hợp các cơ quan truyền thông thực hiện phổ biến tuyền truyền rộng rãi tới người tiêu dùng về chất lượng, lợi ích, công dụng trong việc sử dụng quả vải.

Đồng thời, Bộ CôngThương sẽ tiếp tục phối hợp với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, đặc biệt tại các thị trường quan trọng như Trung Quốc, Singapore, Australia, Nhật Bản… tích cực quảng bá hình ảnh và thúc đẩy kết nối giao dịch xuất khẩu vải thiều.

Để bảo đảm vụ vải thiều thắng lợi toàn diện, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đề nghị tỉnh Bắc Giang tiếp tục hướng dẫn người trồng vải các kỹ thuật canh tác, thu hoạch để bảo đảm vải thiều có chất lượng cao, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài đến tham quan, khảo sát và ký kết hợp đồng chính thức với các HTX, doanh nghiệp cung ứng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp. Thường xuyên trao đổi với các cơ quan chuyên môn và bộ phận thương vụ của các nước để kịp thời cập nhật thông tin thị trường, chính sách biên mậu, hàng rào kỹ thuật đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có vải thiều.

Thu Hà

chinhphu.vn

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Nghề "hot" giúp nhiều lao động ở Đắk Lắk kiếm tiền triệu mỗi ngày

DNTH: Hái cà phê khoán đang trở thành nghề "hot", thu hút nhiều lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giúp nhiều người kiếm gần 1 triệu đồng mỗi ngày.

Không chủ quan trong phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi

DNTH: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên vừa ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở chủ động, hướng dẫn các hộ chăn nuôi chủ động phòng...

Cà phê sốt giá trên toàn cầu, nông dân Việt Nam thu lãi đậm, nhưng đâu mới là mức giá bền vững?

DNTH: Giá cà phê thế giới đã tăng vọt lên mức cao nhất trong gần 50 năm qua. Với tư cách nhà sản xuất robusta hàng đầu thế giới, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cuộc biến động này.

Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi

DNTH: Kể từ khi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện từ tháng 2/2019 đến nay, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam đã mất trên 6 triệu con lợn do bị mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy. Từ đầu năm 2024 đến ngày 25/11, cả nước đã xảy...

Mùa cá ở đầu nguồn châu thổ sông Cửu Long

DNTH: Theo quy luật tự nhiên, hàng năm, cứ tháng 7 âm lịch, nước từ thượng nguồn sông Mekong tràn về Đồng bằng sông Cửu Long mang theo biết bao tôm cá, tràn vào đồng ruộng để sinh sôi, nảy nở,… Đến tháng 9, nước bắt đầu rút, cũng...

Gia Lai quan tâm đầu tư xây dựng chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

DNTH: Nhờ có chợ, người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm nông sản, hàng hóa thiết yếu, từ đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa và gia tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Gia Lai.

XEM THÊM TIN